Tỷ phú Jack Ma – người mang “linh hồn” của Internet vào lĩnh vực kinh doanh đã có những chia sẻ với người trẻ Việt về cơ hội và lợi ích của việc sử dụng Internet để kinh doanh vài thập kỷ tới. Qua đó, phần nào khẳng định được tiềm năng nghề nghiệp của ngành Thương mại điện tử trong tương lai. Tuy nhiên, muốn kinh doanh thành công, Thương mại điện tử và Quản trị kinh doanh chính là hai công cụ hữu hiệu để làm tăng giá trị cho doanh nghiệp.
Vậy, hai lĩnh vực này đóng vai trò như thế nào trong tương lai, đặc biệt là trong kinh doanh, có sự khác nhau nào giữa ngành ngành Quản trị kinh doanh và ngành Thương mại điện tử?
Vậy, hai lĩnh vực này đóng vai trò như thế nào trong tương lai, đặc biệt là trong kinh doanh, có sự khác nhau nào giữa ngành ngành Quản trị kinh doanh và ngành Thương mại điện tử?
Hiểu ngành Quản trị kinh doanh, ngành Thương mại điện thế nào cho đúng
Nếu Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp thì Thương mại điện tử là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại.
Trong khi mục đích của hoạt động Quản trị kinh doanh là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức - mang lại nhiều giá trị cho xã hội thì mục đích của Thương mại điện tử là giúp người mua và người bán có thể thực hiện giao dịch thương mại, mua sắm hoàn toàn qua Internet một cách dễ dàng hơn.
Trong khi mục đích của hoạt động Quản trị kinh doanh là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức - mang lại nhiều giá trị cho xã hội thì mục đích của Thương mại điện tử là giúp người mua và người bán có thể thực hiện giao dịch thương mại, mua sắm hoàn toàn qua Internet một cách dễ dàng hơn.
Ngành Quản trị kinh doanh và ngành Thương mại điện tử có nhiều nét tương hỗ
Về tổng thể, Quản tri kinh doanh và Thương mại điện tử là hai ngành nghề khác nhau nhưng thật chất hai ngành bổ sung cho nhau rất nhiều. Quản trị kinh doanh chú trọng vào các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức còn Thương mại điện tử tập trung vào tổ chức kinh doanh trên mạng Internet, nắm bắt chức năng và vận dụng thành thạo các công cụ tìm kiếm, khai thác và bảo mật thông tin của đối tác, công ty. Một hệ thống thương mại trên Internet tốt có thể tạo ra một môi trường kinh doanh tốt cho các nhà quản trị. Việc kết hợp khéo léo hai hoạt động này sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp cả về nguồn thu mà còn về uy tín, chất lượng lâu dài.
Đây đều là những ngành học có thế mạnh đào tạo tại UEF
Vì bản chất là kinh doanh nên cả hai ngành nghề này đều đỏi hỏi tố chất đam mê kinh doanh, có kỹ năng giao tiếp, đàm phán tốt, có tư duy sáng tạo. Và đặc biệt đối với ngành Quản trị kinh doanh thì cần một yếu tố nữa là bạn phải chịu áp lực tốt và thích môi trường cạnh tranh, còn đối với ngành Thương mại điện tử thì các bạn cần phải yêu thích, đam mê công nghệ để có thể chinh phục được những thử thách trong công việc.
Sự khác nhau trong vị trí công việc của ngành Quản trị kinh doanh và ngành Thương mại điện tử
Một yếu tố quan trọng để các bạn có thể phân biệt được ngành Quản trị kinh doanh và ngành Thương mại điện tử khác nhau như thế nào? Đó chính là vị trí công việc sinh viên có thể đảm trách sau khi tốt nghiệp.
Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có thể làm những công việc như sau:
Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, sinh viên có thể làm những công việc như sau:
- Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ - giao dịch khách hàng
- Thăng tiến trở thành trưởng nhóm, trưởng bộ phận kinh doanh, khải sát thị trường, lập kế hoạch;
- Với kinh nghiệm có thể trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các công ty, tập đoàn;
- Giảng dạy về Quản trị kinh doanh hoặc khởi nghiệp cho riêng mình.
Còn với ngành Thương mại điện tử, các bạn có thể đảm trách các vị trí:
- Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp; Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing;
- Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển công nghệ thông tin;
- Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử hoặc quản trị doanh nghiệp điện tử;
- Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm, cơ quan nghiên cứu của các ban, ngành.
- Giảng dạy trong lĩnh vực Thương mại điện tử tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...
Với những thông tin trên, phần giúp các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về sự khác nhau của ngành Quản trị kinh doanh và ngành Thương mại điện tử cũng như cơ hội nghề nghiệp sau khi các bạn ra trường.
Mai Linh