Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào hay còn gọi là điểm sàn, trong tổng số khoảng 640.000 thí có nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2017 thì khoảng một nữa trong số đó thí sinh không thể vào đại học bằng việc xét kết quả thi THPT quốc gia. Vậy cơ hội nào để những thí sinh này vẫn có thể hoàn thành ước mơ đại học?
Kết quả THPT quốc gia: không phải “đường duy nhất” vào đại học
Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn năm 2017, khoảng 300.000 thí sinh không may mắn hoàn thành giấc mơ đại học bằng cách thức xét kết quả THPT quốc gia.
Chưa kể đến những thí sinh trên điểm sàn nhưng vẫn “vỡ mộng” đại học vì điểm chuẩn các trường mình yêu thích dự kiến tăng cao so với năm 2016. Thay vì loay hoay với các bước “suy đi tính lại” bằng cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, các bạn lại bỏ quên một cơ hội lớn vào đại học bằng phương thức xét học bạ đang được triển khai ở khá nhiều trường.
Chưa kể đến những thí sinh trên điểm sàn nhưng vẫn “vỡ mộng” đại học vì điểm chuẩn các trường mình yêu thích dự kiến tăng cao so với năm 2016. Thay vì loay hoay với các bước “suy đi tính lại” bằng cách điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển, các bạn lại bỏ quên một cơ hội lớn vào đại học bằng phương thức xét học bạ đang được triển khai ở khá nhiều trường.
Thí sinh có thể xét tuyển học bạ THPT để tăng cơ hội vào đại học
Ngay thời điểm này, xét học bạ được xem là cách lựa chọn sáng suốt giúp thí sinh vươn đến ngưỡng cửa đại học. Đây là phương thức tuyển sinh gắn liền với chủ trương các trường đại học tự chủ tuyển sinh, đã được áp dụng phổ biến và thu hút thí sinh tham gia lựa chọn.
Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại đây.