Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định các công tác coi thi, chấm thi... sẽ thực hiện bình đẳng và nghiêm túc giữa các loại cụm thi.
Riêng về đề thi, sẽ có phân hóa lớn nhưng đảm bảo học sinh chỉ cần học những kiến thức rất cơ bản là sẽ đỗ tốt nghiệp.
Không để xảy ra nơi “chặt”, nơi “lỏng”
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay địa phương nào cũng có 2 loại cụm thi, ngay với cụm thi do trường ĐH chủ trì thì năng lực và kinh nghiệm tổ chức của mỗi trường ĐH cũng có sự chênh lệch. Vậy Bộ có chỉ đạo, giám sát như thế nào để đảm bảo sự công bằng, khách quan giữa các cụm thi từ khâu coi thi đến chấm thi để không ảnh hưởng đến kết quả của thí sinh?
Chúng tôi cũng đặt ra tất cả mọi tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi này, trong đó có vấn đề công bằng giữa các loại cụm thi. Những vùng hết sức khó khăn như: miền Trung, Tây nguyên, Bộ đã có kế hoạch tăng cường cán bộ hỗ trợ trong quá trình tổ chức thi. Sự chỉ đạo thống nhất không có sự phân biệt giữa cụm do Sở tổ chức và những cụm do các trường ĐH tổ chức. Tất cả đều phải bình đẳng và nghiêm túc.
Về chấm thi, đã tăng cường cán bộ giáo viên giám sát trong các cụm thi và các địa bàn thi chứ không có chuyện "khoán trắng" cho địa phương và các trường. Thậm chí, chúng tôi đã phải tính tới việc chấm chéo nhằm khắc phục được tình trạng chấm chặt, chấm lỏng rồi tính cục bộ địa phương.
Quy định về tổ chức chấm thi cũng hết sức nghiêm ngặt, barem điểm và đáp án hết sức rõ ràng. Hoặc phần mềm chấm thi với môn trắc nghiệm chính xác tới hai chữ số thập phân thay vì 0,25 điểm... là những biện pháp nhằm chặn mọi kẽ hở cho việc chấm lỏng, chấm chặt, đảm bảo chính xác công bằng cho thí sinh.
Đây là năm đầu tiên các địa phương đều có cụm thi do các trường ĐH chủ trì giúp thí sinh không phải di chuyển quá xa; nhưng cán bộ, giảng viên các trường lại phải đi về từng địa phương “cắm chốt” để coi thi. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong vận chuyển đề thi cũng như tính khách quan khi coi thi ở địa phương?
Các địa phương đã có chỉ thị với các sở giao thông vận tải phải hỗ trợ việc đi lại cho thầy cô, thí sinh. Phối hợp với công an có kế hoạch phương án bảo đảm an toàn cho giám thị trong quá trình tổ chức thi tại địa phương. Trong quá trình vận chuyển đề thi, mang bài thi về cơ sở chấm cũng có sự bảo vệ, giám sát của lực lượng công an ở các địa phương.
Riêng về đề thi, sẽ có phân hóa lớn nhưng đảm bảo học sinh chỉ cần học những kiến thức rất cơ bản là sẽ đỗ tốt nghiệp.
Không để xảy ra nơi “chặt”, nơi “lỏng”
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay địa phương nào cũng có 2 loại cụm thi, ngay với cụm thi do trường ĐH chủ trì thì năng lực và kinh nghiệm tổ chức của mỗi trường ĐH cũng có sự chênh lệch. Vậy Bộ có chỉ đạo, giám sát như thế nào để đảm bảo sự công bằng, khách quan giữa các cụm thi từ khâu coi thi đến chấm thi để không ảnh hưởng đến kết quả của thí sinh?
Chúng tôi cũng đặt ra tất cả mọi tình huống có thể xảy ra trong kỳ thi này, trong đó có vấn đề công bằng giữa các loại cụm thi. Những vùng hết sức khó khăn như: miền Trung, Tây nguyên, Bộ đã có kế hoạch tăng cường cán bộ hỗ trợ trong quá trình tổ chức thi. Sự chỉ đạo thống nhất không có sự phân biệt giữa cụm do Sở tổ chức và những cụm do các trường ĐH tổ chức. Tất cả đều phải bình đẳng và nghiêm túc.
Về chấm thi, đã tăng cường cán bộ giáo viên giám sát trong các cụm thi và các địa bàn thi chứ không có chuyện "khoán trắng" cho địa phương và các trường. Thậm chí, chúng tôi đã phải tính tới việc chấm chéo nhằm khắc phục được tình trạng chấm chặt, chấm lỏng rồi tính cục bộ địa phương.
Quy định về tổ chức chấm thi cũng hết sức nghiêm ngặt, barem điểm và đáp án hết sức rõ ràng. Hoặc phần mềm chấm thi với môn trắc nghiệm chính xác tới hai chữ số thập phân thay vì 0,25 điểm... là những biện pháp nhằm chặn mọi kẽ hở cho việc chấm lỏng, chấm chặt, đảm bảo chính xác công bằng cho thí sinh.
Đây là năm đầu tiên các địa phương đều có cụm thi do các trường ĐH chủ trì giúp thí sinh không phải di chuyển quá xa; nhưng cán bộ, giảng viên các trường lại phải đi về từng địa phương “cắm chốt” để coi thi. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn trong vận chuyển đề thi cũng như tính khách quan khi coi thi ở địa phương?
Các địa phương đã có chỉ thị với các sở giao thông vận tải phải hỗ trợ việc đi lại cho thầy cô, thí sinh. Phối hợp với công an có kế hoạch phương án bảo đảm an toàn cho giám thị trong quá trình tổ chức thi tại địa phương. Trong quá trình vận chuyển đề thi, mang bài thi về cơ sở chấm cũng có sự bảo vệ, giám sát của lực lượng công an ở các địa phương.
Học sinh TP.HCM đang ráo riết ôn thi
Sẽ hạn chế điểm cao nhưng không đỗ ĐH
Thí sinh dự thi cũng với hai mục đích khác nhau. Vậy trong phương hướng ra đề, Bộ có phân biệt phần đề nào để xét tốt nghiệp THPT, phần nào để xét tuyển ĐH, CĐ không thưa ông?
Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại đây.