Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Đại học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM


Sáng ngày 22/9/2012, tại Nhà hát TP.HCM, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (gọi tắt là UEF) đã long trọng tổ chức Lễ Tốt Nghiệp cho sinh viên Khóa 2007 & 2008. Đây là những sản phẩm tri thức đầu tiên của Trường cung cấp cho xã hội. 


 Đến tham dự có Ông Nguyễn Văn Đua –Phó Bí Thư Thành Ủy TP.HCM, ông Trần Hường - Phó Vụ Trưởng, Phó Giám Đốc Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo tại TP.HCM, ông Phạm Ngọc Thanh  - Phó Giám Đốc Sở GD-ĐT TP.HCM và một số vị đại diện cho các doanh nghiệp là đối tác chiến lược của trường. Và đặc biệt là đông đảo quý phụ huynh của các Tân cử nhân.

Tại buổi lễ, Ban giám hiệu đã công bố kết quả đào tạo với 87% sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn tất chương trình đại học, trong đó có 65% sinh viên đạt loại khá giỏi. Kết quả đào tạo này là dấu hiệu khả quan, minh chứng cho sự trưởng thành của ngôi trường theo đuổi mục tiêu đào tạo chất lượng cao với công nghệ đào tạo tiên tiến và thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích cao cả là “Chất lượng – Hiệu quả – Hội nhập – Không vụ lợi”.

 
Trong buổi lễ, Đại diện Bộ GD-ĐT đã phát biểu ghi nhận những nỗ lực phấn đấu của UEF, đã gặt hái những thành công bước đầu khi xây dựng một mô hình Đại học Việt Nam chất lượng cao, hướng đến liên thông quốc tế. Đại diện các Doanh nghiệp là đối tác của Trường cũng nêu lên sự tin cậy và nỗ lực tiếp tục hợp tác với Trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên UEF kiến tập, thực tập trong môi trường kinh doanh thực tiễn.

Đại diện cho phụ huynh của các tân cử nhân phát biểu cảm ơn BGH, các thầy cô giáo đã dày công đào tạo con em họ trở thành các cử nhân có kiến thức và kỹ năng tốt thích ứng ngay với môi trường làm việc; từ đây các em có thể tự lập và giúp đỡ cho gia đình, xã hội. Đại diện tân cử nhân cũng nói lên lòng biết ơn thầy cô và tự hào là sinh viên Đại học UEF, hứa quyết tâm vượt qua những thử thách trở thành những công dân tốt, luôn cống hiến hết mình cho xã hội.


Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012

Mở cửa tương lai từ UEF

Học tại Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM, sinh viên có môi trường học tập hiện đại, nhiều cơ hội việc làm khi tốt nghiệp

Sau kỳ thi ĐH căng thẳng, nhiều thí sinh và cả phụ huynh có con em chưa đạt được nguyện vọng 1 luôn lo lắng vì phải tìm kiếm, lựa chọn một ngôi trường phù hợp để nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2. Trường ĐH Kinh tế Tài chính TPHCM (UEF) là ngôi trường đào tạo theo mô hình chất lượng cao, có sự đầu tư nổi trội và quy tụ được nhiều giảng viên uy tín trong, ngoài nước. Đây là nơi phụ huynh có thể yên tâm gửi trọn niềm tin.

Sinh viên UEF học tập trong môi trường hiện đại

Trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng
Rất nhiều phụ huynh có con đang học tại UEF hoàn toàn tán thành với nhận định của phụ huynh sinh viên (SV) Đoàn Nguyên: “Sau khi tìm hiểu nhiều trường ĐH, chúng tôi chọn UEF. Chỉ sau vài tháng theo học, con tôi tiến bộ hẳn về tính cách, kiến thức và cả kỹ năng”.

Vì sao SV học tập tại UEF lại tiến bộ nhanh như vậy? Vì ở UEF, mỗi lớp thường chỉ có 40 SV (riêng ngoại ngữ, thực hành máy tính chỉ 20 SV). Với lớp học ít SV, nhà trường có thể áp dụng phương pháp dạy học như ở các nước tiên tiến: SV được tham gia thảo luận, thực hành giải quyết vấn đề, làm dự án, thuyết trình, phản biện trong nhóm và trước lớp.

Tại các cơ sở đào tạo của UEF, tất cả phòng học có máy lạnh, trang thiết bị, phương tiện trực quan, trung tâm thông tin, thư viện hoàn hảo có thể cung cấp dữ liệu, đặc biệt là cơ sở dữ liệu về kinh tế rất phong phú cho SV và giảng viên nghiên cứu. Ngoài ra, đội ngũ giảng viên phát huy tối đa tính chủ động học tập, tích cực sáng tạo, hướng dẫn sâu sát và đánh giá từng SV trong suốt quá trình học tập. Tại UEF, đội ngũ trợ giảng tận tình hỗ trợ SV học tập, nghiên cứu từng dự án, từng môn học. Chương trình đào tạo của UEF có tính liên thông quốc tế được các ĐH đối tác Mỹ công nhận.

Cơ hội việc làm tốt
Học phí tại UEF bình quân là 80 triệu đồng/năm, nhờ đó nhà trường có điều kiện xây dựng một môi trường giáo dục hiện đại, tiên tiến. Hằng năm, UEF có chương trình trao đổi SV với ĐH Pittsburgh, ĐH Missouri - St.Louis (Mỹ). SV các trường có cơ hội giao lưu, tìm hiểu về ngôn ngữ, văn hóa và kinh tế... Các SV khá, giỏi của UEF còn được hỗ trợ sang Mỹ tham dự các khóa học quản lý và lãnh đạo.

Học tại UEF, SV năm cuối còn được lựa chọn một nơi thực tập phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và nguyện vọng làm việc trong số các doanh nghiệp đối tác của trường: Ngân hàng Vietcombank, Eximbank, Công ty Bảo hiểm AAA, VinaCapital, HP Vietnam, 3M Vietnam... UEF sẽ trả thù lao cho các chuyên viên, các quản trị viên của doanh nghiệp trực tiếp hướng dẫn SV. Sự hợp tác chặt chẽ, liên tục và lâu dài giữa UEF cùng các doanh nghiệp đã giúp SV ra trường có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo ngay khi tốt nghiệp.

SV Đặng Minh Hoàng, vừa tốt nghiệp tại UEF, đã vượt qua hơn 400 ứng viên để trúng tuyển vào làm việc ở Công ty Ernst & Young - 1 trong 4 công ty kiểm toán quốc tế nổi tiếng nhất thế giới - cho biết: “Vào năm thứ ba, nhà trường cho tôi đi kiến tập tại Công ty Khang Điền (KDC), sau đó thực tập tại quỹ đầu tư VinaCapital vào năm thứ tư. Nhờ đó, tôi có nhiều cơ hội tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp, tích lũy được kinh nghiệm nên rất tự tin trong quá trình tham gia ứng tuyển vào công ty lớn”.

Đặc biệt, UEF còn tuyển sinh chương trình cấp bằng cử nhân Mỹ. Đây là chương trình được Bộ GD-ĐT cho phép triển khai để liên kết với các ĐH đối tác nổi tiếng hàng đầu ở Mỹ. Các SV đã tốt nghiệp THPT và có khả năng tiếng Anh khá, giỏi nên theo học chương trình này vì với bằng cử nhân Mỹ, khi tốt nghiệp SV sẽ có cơ hội được tiếp nhận bởi mọi tổ chức, công ty trên toàn thế giới.

 Hiện UEF xét tuyển 1.000 chỉ tiêu NV2 vào ĐH và CĐ các thí sinh thi khối A,  A1,  D1- 6 đạt từ điểm sàn trở lên. Cụ thể, ở bậc ĐH, điểm thi khối A, A1  từ 13 điểm, khối D1- 6  từ 13.5 điểm. Bậc CĐ, điểm thi khối A, A1 từ 10 điểm, khối D1- 6  từ 10.5 điểm. SV tốt nghiệp CĐ được học liên thông lên ĐH ngay tại trường (1 năm rưởi).

Trường nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 đến hết ngày 28- 9. Học sinh và phụ huynh có nhu cầu, vui lòng liên hệ: Phòng Tư vấn tuyển sinh UEF (92 Nguyễn Đình Chiểu, quận 1 - TPHCM). ĐT: (08) 39102245 - 0949981717. Website: www. uef.edu.vn.

(Theo Người Lao Động Online)

Hơn 200 sinh viên tốt nghiệp chương trình chất lượng cao

PNO- Sáng 22/9, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) tổ chức lễ tốt nghiệp và cấp bằng cho hơn 200 sinh viên khóa 2007 và 2008. Đây là những lứa sinh viên đầu tiên theo học mô hình chất lượng cao, chú trọng tính ứng dụng. 

Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Đua chúc mừng các tân cử nhân. 

Sinh viên tốt nghiệp được trang bị trình độ tiếng Anh tối thiểu là IELTS 5.0. Đặc biệt, nhiều tân cử nhân đã được các nhà tuyển dụng tiếp nhận trước khi ra trường, trong đó có khoảng 10 sinh viên được các công ty kiểm toán quốc tế, công ty chứng khoán nước ngoài lựa chọn.

Nhiều người trong số tân cử nhân này đã có chỗ làm tại những công ty lớn

Ông Trần Hường, Phó Vụ trưởng, Phó GĐ Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT TP.HCM đánh giá cao kết quả đào tạo: 87% sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp, trong đó có 65% sinh viên đạt loại khá giỏi. Kết quả đào tạo này là dấu hiệu khả quan, minh chứng cho sự trưởng thành của ngôi trường theo đuổi mục tiêu đào tạo chất lượng cao với công nghệ đào tạo tiên tiến.
Tiêu Hà

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Bàn về mô hình ngân hàng bán lẻ - ThS. Đào Lê Kiều Oanh



ThS. Đào Lê Kiều Oanh

 

Kinh tế VN giai đoạn 2007 – 2010 đã trải qua những diễn biến vô cùng phức tạp với sự biến động bất thường của thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng và đặc biệt là ảnh hưởng lan toả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua, trong khi hầu hết các NHTM có chiến lược tập trung vào hoạt động bán lẻ đã trụ vững thì nhiều ngân hàng đầu tư lớn phá sản (Merrill Lynch, Lemon Brothers…) hoặc lâm vào khó khăn cũng phải chuyển hướng sang phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ (NHBL). Vì vậy, xu hướng là hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thế giới ngày nay đều phát triển hoạt động NHBL. Trải qua những biến động như vậy, các nhà quản trị ngân hàng đã nhận thức sâu sắc về tính không ổn định của nhóm khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, khách hàng cá nhân đã được các ngân hàng hướng tới như một thị trường tiềm năng, chiến lược. Thực tiễn và lý luận đã chỉ rõ vai trò, tính ổn định và bền vững của nhóm khách hàng này đối với hoạt động ngân hàng. Vì VN hiện nay có khoảng trên 88 triệu dân, ước tính sẽ tăng lên 90 triệu dân trong năm 2011 và mỗi năm dân số VN tăng lên khoảng gần 1 triệu dân. Nhưng chỉ mới có khoảng 10% dân số mở tài khoản tại ngân hàng, rõ ràng “room” cho phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ thực sự là rất lớn. Chính vì vậy, xu hướng đẩy mạnh các hoạt động bán lẻ của các ngân hàng ngày càng sôi động từ năm 2007 đến nay.

Xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng thương mại VN – TS. Nguyễn Chí Đức



TS. Nguyễn Chí Đức

 

Bài viết cho rằng một hệ thống giám sát ngân hàng (GSNH) gồm các yếu tố cấu thành sau: cơ quan GS của nhà nước, cơ chế kiểm soát nội bộ, kỷ luật thị trường (KLTT - market discipline), và các thành phần khác như: tổ chức bảo hiểm tiền gởi (BHTG), hiệp hội NH…(theo kết cấu luận văn “Xây dựng hệ thống GSNH VN và bài học từ Trung Quốc” của NCS Nguyễn Chí Đức đang theo học tại Trường Đống Tế Thượng Hải – Trung Quốc). Muốn phát huy tác dụng của hệ thống GSNH thì các yếu tố cấu thành trên đều phải hoạt động và phối hợp với nhau một cách có hiệu quả. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng các yếu tố cấu thành của hệ thống GSNH VN, ta thấy được một số vấn đề tồn tại trong hệ thống GSNH đang gặp phải, từ đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị tham khảo có liên quan.

Đôi diều suy ngẫm về cơ chế điều hành lãi suất ở VN hiện nay – ThS. Nguyễn Thị Thu Hiếu



ThS. Nguyễn Thị Thu Hiếu

 

Lãi suất là một trong những công cụ được ngân hàng trung ương (NHTƯ) sử dụng nhiều nhất không chỉ ở VN mà hầu như của tất cả các nước trên thế giới. Đây là công cụ nhạy cảm nhất và cũng là vấn đề thời sự nóng bỏng nhất, thu hút nhiều sự quan tâm của tất cả các tầng lớp xã hội VN trong thời gian gần đây.
Là một chỉ số có mối quan hệ gần như với tất cả các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của một quốc gia, do đó lãi suất được theo dõi thường xuyên và rất chặt chẽ, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế diễn biến hết sức phức tạp thì bất kỳ một động thái dù là rất nhỏ trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTƯ cũng sẽ gây tác động rất lớn cho nền kinh tế. Vậy thì tại sao trong thời gian gần đây, mặc dù NHNN VN đã liên tục đưa ra nhiều chính sách nhằm xoa dịu căng thẳng về lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM), hướng tới mục tiêu cao cả là kiềm chế lạm phát nhưng lãi suất vẫn không những không giảm mà lại càng tăng? Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào ổn định kinh tế trong bối cảnh “bão giá” như hiện nay?
Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đánh giá sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất của NHNN đã ảnh hưởng đến hiện tượng này như thế nào?

Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường đô la Châu Âu cho các ngân hàng thương mại VN– PGS.TS. Trần Huy Hoàng



PGS.TS. Trần Huy Hoàng

 

Thị trường tiền tệ châu Âu là nơi gặp gỡ của các NHTƯ, NHTM và các công ty lớn toàn cầu, một cách đúng nghĩa thì nó là cầu nối “chợ tài chính” giữa nội địa châu Âu và thế giới. Ngày nay tốc độ tăng trưởng của thị trường tiền tệ quốc tế được biểu hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của tiền gửi và tín dụng (Eurocurrency Deposits and Loans), đồng thời là nhân tố thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa các thị trường tài chính nói chung và ngành công nghiệp ngân hàng nói riêng, trong đó có VN chúng ta.