Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Còn nhiều cơ hội trúng tuyển đại học - cao đẳng


Bộ GD-ĐT cho phép các trường xét tuyển nhiều đợt cho đến khi đủ chỉ tiêu, chậm nhất là ngày 30/11/2012. TS. Dương Tấn Diệp - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM (UEF) cho biết chủ trương này đã được triển khai...


Thưa Tiến sĩ Dương Tấn Diệp, tuyển sinh năm nay, Trường Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) có kế hoạch như thế nào?
Năm nay UEF xét tuyển 1.000 chỉ tiêu Đại học và Cao đẳng, đào tạo các chuyên ngành: Kế toán, Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản trị du kịch khách sạn, Marketing, Kinh doanh quốc tế, Công nghệ thông tin. Trường xét tuyển các khối thi A, A1, D1-6, căn cứ vào điểm sàn theo qui định của Bộ. Thời gian nhận hồ sơ đến 28/9/2012. Nếu còn chỉ tiêu, Trường sẽ tiếp tục xét tuyển theo thời hạn cho phép.
Trong những năm vừa qua, quá trình đào tạo của UEF đã đạt được những kết quả như thế nào?
Ngay từ những ngày đầu thành lập, UEF đã hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao nhằm tạo ra giá trị gia tăng lớn cho người học, sao cho đầu ra có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường lao động hiện nay. Mấy năm qua, nhiều thí sinh trúng tuyển vào UEF chỉ đạt điểm sàn của Bộ, nhưng với công nghệ đào tạo tại UEF, sinh viên (SV) đã nhanh chóng trưởng thành, đến khi tốt nghiệp đã có sự cách biệt rất lớn giữa năng lực đầu ra so với năng lực được đánh giá theo điểm tuyển đầu vào. Trong tốp SV tốt nghiệp đầu tiên của UEF, có những SV đầu vào bình thường nhưng khi ra trường đã được các công ty lớn của nước ngoài đón nhận, có SV được trường đại học nước ngoài cấp học bổng để học tiếp bậc cao học và có cả những SV đủ bản lĩnh tự thân lập nghiệp. Điều đó cho thấy tính hiệu quả của mô hình đào tạo mà UEF đang triển khai.
Được biết, để có được kết quả như vậy, UEF đã áp dụng các mô hình, phương pháp giáo dục hiện đại trong giảng dạy. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
Mô hình đào tạo của UEF hướng đến sự phát triển toàn diện, quan tâm đến cả tư duy, kiến thức, lẫn kỹ năng và thái độ. Đặc biệt, UEF rất chú trọng huấn luyện kỹ năng, kể cả kỹ năng chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Tiếng Anh được nhấn mạnh trong chương trình đào tạo nhằm giúp SV tốt nghiệp có khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế, chuẩn đầu ra tối thiểu phải tương đương TOEFL iBT 61 hay IELTS 5.0.
Về kiến thức, UEF cố gắng xây dựng một chương trình đào tạo tiên tiến, vừa gắn kết với thực tiễn Việt Nam vừa từng bước có thể liên thông với các trường đại học nước ngoài. Thực tế, các trường đối tác của UEF ở Hoa kỳ đã tiếp nhận kết quả đào tạo của UEF trong 2 năm đại cương. Điều đó chứng tỏ UEF đã có được một bước liên thông nhất định với các trường đại học tiên tiến. Về tổ chức đào tạo, UEF thực hiện chiến lược đào tạo gắn kết với thực tiễn nhờ vào sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp thông qua 2 quá trình: quá trình đưa thực tế vào cho SV và quá trình dẫn dắt SV ra thực tế. Cách tổ chức lớp học qui mô nhỏ là điểm đặc trưng quan trọng của UEF. Hầu hết các lớp có sĩ số khoảng 40, lớp tiếng Anh và thực hành vi tính khoảng 20 SV. Phòng học được trang bị tiện nghi và dễ dàng thay đổi cấu trúc thích hợp với từng phương pháp giảng dạy của giảng viên. Trong giảng dạy, UEF chọn lọc được đội ngũ giảng viên ưu tú nhờ môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức giảng phí cao. Tất cả giảng viên đều áp dụng các phương pháp giảng dạy mới - phương pháp giảng dạy tích cực, thay cho phương pháp truyền thống kém hiệu quả được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Như chúng ta biết, đặc trưng cơ bản của phương pháp giảng dạy truyền thống là thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép.  Các kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp này chỉ giúp SV học được 20-30% kiến thức, hoặc nhiều lắm là lên đến 40-50% kiến thức. Trong khi đó, nếu giảng dạy theo các phương pháp tích cực thì hiệu quả đạt được có thể lên đến hơn 90%. Đặc trưng của phương pháp giảng dạy tích cực là mức độ tham gia của SV trong quá trình học tập rất cao, nghĩa là phải làm cho người học thực sự đóng vai trò trung tâm, là chủ thể của hoạt động “học”.  Để làm điều đó, giảng viên UEF cắt giảm tối đa thời lượng thuyết giảng và dành nhiều thời gian cho SV làm việc, tạo sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, thông qua các hoạt động như thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, v.v… Để tăng hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tích cực, UEF có đội ngũ trợ giảng chuyên nghiệp, hầu hết là giảng viên đến từ các trường đại học khác. Thực tế cho thấy SV đã nhận được những lợi ích thiết thực từ thầy cô trợ giảng.
Tóm lại, UEF có chuẩn đầu ra toàn diện, chương trình tiên tiến, đào tạo gắn kết với thực tiễn, tổ chức lớp học nhỏ với trang thiết bị tiện nghi, giảng viên ưu tú sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của trợ giảng. Đó là những yếu tố chính làm cho mô hình đào tạo tại UEF tạo được một giá trị gia tăng lớn cho người học, từ những SV có điểm đầu vào chưa cao đã vượt lên đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp, những SV đầu vào giỏi có thể trở nên xuất sắc khi ra trường.
Khi tạo nên môi trường giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam, chắc hẳn học phí cũng phải tương xứng, chắc là UEF có chính sách học bổng để hỗ trợ và tạo điều kiện cho những thí sinh giỏi, vượt khó?
UEF đặc biệt quan tâm đến việc tạo cơ hội cho thí sinh giỏi được học tập trong môi trường giáo dục chất lượng cao. Vì vậy, nhà trường có chính sách học bổng không hạn chế số lượng. Mọi thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 vào UEF sẽ được nhận học bổng toàn phần trị giá khoảng 290 triệu đồng cho 4 năm học nếu đạt điểm thi đại học ≥21, nhận học bổng một lần trị giá 30-50 triệu đồng nếu đạt từ 18 đến cận 21 điểm. Trong quá trình học, mỗi khóa còn được xét cấp 8 suất học bổng trị giá 20%-100% học phí mỗi năm, dành cho những SV học giỏi, đứng đầu khóa.
PV Phương Thúy (Báo SGGP) thực hiện.