Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF) được trao sứ mạng là một trường Đại học Việt Nam chất lượng cao, hướng vào chuẩn mực đào tạo quốc tế, hướng thành một trường Đại học hàng đầu Việt Nam và không ngừng phát triển bền vững cùng tiến trình hội nhập toàn cầu.
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012
Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012
Còn nhiều cơ hội trúng tuyển đại học - cao đẳng
Bộ GD-ĐT cho phép các trường
xét tuyển nhiều đợt cho đến khi đủ chỉ tiêu, chậm nhất là ngày 30/11/2012. TS.
Dương Tấn Diệp - Phó Hiệu Trưởng Trường Đại Học Kinh Tế Tài Chính TP.HCM (UEF)
cho biết chủ trương này đã được triển khai...
Thưa
Tiến sĩ Dương Tấn Diệp, tuyển sinh năm nay, Trường Đại học Kinh tế Tài chính
TP.HCM (UEF) có kế hoạch như thế nào?
Năm nay UEF xét tuyển
1.000 chỉ tiêu Đại học và Cao đẳng, đào tạo các chuyên ngành: Kế toán, Tài
chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh, Quản trị du kịch khách sạn, Marketing,
Kinh doanh quốc tế, Công nghệ thông tin. Trường xét tuyển các khối thi A, A1,
D1-6, căn cứ vào điểm sàn theo qui định của Bộ. Thời gian nhận hồ sơ
đến 28/9/2012. Nếu còn chỉ tiêu, Trường sẽ tiếp tục xét tuyển theo thời hạn cho
phép.
Trong
những năm vừa qua, quá trình đào tạo của UEF đã đạt được những kết quả như thế
nào?
Ngay từ những ngày đầu
thành lập, UEF đã hướng đến mục tiêu cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao nhằm
tạo ra giá trị gia tăng lớn cho người học, sao cho đầu ra có thể đáp ứng những yêu
cầu khắt khe của thị trường lao động hiện nay. Mấy năm qua, nhiều thí sinh trúng
tuyển vào UEF chỉ đạt điểm sàn của Bộ, nhưng với công nghệ đào tạo tại UEF, sinh
viên (SV) đã nhanh chóng trưởng thành, đến khi tốt nghiệp đã có sự cách biệt
rất lớn giữa năng lực đầu ra so với năng lực được đánh giá theo điểm tuyển đầu
vào. Trong tốp SV tốt nghiệp đầu tiên của UEF, có những SV đầu vào bình thường nhưng
khi ra trường đã được các công ty lớn của nước ngoài đón nhận, có SV được trường
đại học nước ngoài cấp học bổng để học tiếp bậc cao học và có cả những SV đủ
bản lĩnh tự thân lập nghiệp. Điều đó cho thấy tính hiệu quả của mô hình đào tạo
mà UEF đang triển khai.
Được
biết, để có được kết quả như vậy, UEF đã áp dụng các mô hình, phương pháp giáo
dục hiện đại trong giảng dạy. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này?
Mô hình đào tạo của UEF
hướng đến sự phát triển toàn diện, quan tâm đến cả tư duy, kiến thức, lẫn kỹ
năng và thái độ. Đặc biệt, UEF rất chú trọng huấn luyện kỹ năng, kể cả kỹ năng
chuyên môn lẫn kỹ năng mềm. Tiếng Anh được nhấn mạnh trong chương trình đào tạo
nhằm giúp SV tốt nghiệp có khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc
tế, chuẩn đầu ra tối thiểu phải tương đương TOEFL iBT 61 hay IELTS 5.0.
Về kiến thức, UEF cố gắng
xây dựng một chương trình đào tạo tiên tiến, vừa gắn kết với thực tiễn Việt Nam
vừa từng bước có thể liên thông với các trường đại học nước ngoài. Thực tế, các
trường đối tác của UEF ở Hoa kỳ đã tiếp nhận kết quả đào tạo của UEF trong 2
năm đại cương. Điều đó chứng tỏ UEF đã có được một bước liên thông nhất định
với các trường đại học tiên tiến. Về tổ chức đào tạo, UEF thực hiện chiến lược đào
tạo gắn kết với thực tiễn nhờ vào sự kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp thông
qua 2 quá trình: quá trình đưa thực tế vào cho SV và quá trình dẫn dắt SV ra
thực tế. Cách tổ chức lớp học qui mô nhỏ là điểm đặc trưng quan trọng của UEF.
Hầu hết các lớp có sĩ số khoảng 40, lớp tiếng Anh và thực hành vi tính khoảng
20 SV. Phòng học được trang bị tiện nghi và dễ dàng thay đổi cấu trúc thích hợp
với từng phương pháp giảng dạy của giảng viên. Trong giảng dạy, UEF chọn lọc được
đội ngũ giảng viên ưu tú nhờ môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức giảng phí
cao. Tất cả giảng viên đều áp dụng các phương pháp giảng dạy mới - phương pháp
giảng dạy tích cực, thay cho phương pháp truyền thống kém hiệu quả được áp dụng
phổ biến ở Việt Nam. Như chúng ta biết, đặc trưng cơ bản của phương
pháp giảng dạy truyền thống là thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép. Các kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp
này chỉ giúp SV học được 20-30% kiến thức, hoặc nhiều lắm là lên đến 40-50%
kiến thức. Trong khi đó, nếu giảng dạy theo các phương pháp tích cực thì hiệu
quả đạt được có thể lên đến hơn 90%. Đặc trưng của phương pháp giảng dạy tích
cực là mức độ tham gia của SV trong quá trình học tập rất cao, nghĩa là phải
làm cho người học thực sự đóng vai trò trung tâm, là chủ thể của hoạt động “học”. Để làm điều đó, giảng viên UEF cắt
giảm tối đa thời lượng thuyết giảng và dành nhiều thời gian cho SV làm việc, tạo
sự tương tác cao giữa người dạy và người học, giữa người học với nhau, thông
qua các hoạt động như thảo luận, làm việc nhóm, thuyết trình, v.v… Để tăng hiệu
quả của các phương pháp giảng dạy tích cực, UEF có đội ngũ trợ giảng chuyên
nghiệp, hầu hết là giảng viên đến từ các trường đại học khác. Thực tế cho thấy SV
đã nhận được những lợi ích thiết thực từ thầy cô trợ giảng.
Tóm lại, UEF
có chuẩn đầu ra toàn diện, chương trình tiên tiến, đào tạo gắn kết với thực
tiễn, tổ chức lớp học nhỏ với trang thiết bị tiện nghi, giảng viên ưu tú sử
dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cùng sự hỗ trợ đắc lực của trợ giảng. Đó
là những yếu tố chính làm cho mô hình đào tạo tại UEF tạo được một giá trị gia
tăng lớn cho người học, từ những SV có điểm đầu vào chưa cao đã vượt lên đáp
ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp, những SV đầu vào giỏi có thể trở nên xuất sắc
khi ra trường.
Khi tạo
nên môi trường giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam, chắc hẳn học phí cũng phải
tương xứng, chắc là UEF có chính sách học bổng để hỗ trợ và tạo điều kiện cho
những thí sinh giỏi, vượt khó?
UEF đặc biệt quan tâm đến
việc tạo cơ hội cho thí sinh giỏi được học tập trong môi trường giáo dục chất
lượng cao. Vì vậy, nhà trường có chính sách học bổng không hạn chế số lượng. Mọi
thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 vào UEF sẽ được nhận học bổng toàn phần trị giá khoảng
290 triệu đồng cho 4 năm học nếu đạt điểm thi đại học ≥21, nhận học bổng một
lần trị giá 30-50 triệu đồng nếu đạt từ 18 đến cận 21 điểm. Trong quá trình
học, mỗi khóa còn được xét cấp 8 suất học bổng trị giá 20%-100% học phí mỗi
năm, dành cho những SV học giỏi, đứng đầu khóa.
PV Phương Thúy (Báo SGGP) thực
hiện.
Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012
Thông tin về cuộc thi tuần Hát về Thời hoa đỏ tại Đại học UEF
Sáng 19/8/2012 vừa qua tại Hội trường lầu
4 cơ sở GIa Phú quận 6 của Trường đã diễn ra vòng thi tuần của giảng
viên, giới chức và sinh viên UEF.
Kết quả chung cuộc như sau:
1/
Bảng thi sinh viên:
- Giải nhất: thí sinh Lê Chu Kim Long –
sinh viên khóa 2011 với ca khúc “Tình ca”
của nhạc sĩ Hoàng Việt
- Giải nhì: thí sinh Nguyễn Trịnh Thanh
Liêm – sinh viên ĐH Văn Lang với ca khúc “Hành
khúc ngày và đêm” của nhạc sĩ Trần Long Ẩn
- Giải ba: thí sinh Phạm Thị Lan Hương –
sinh viên khóa 2011 với ca khúc “Biết ơn
chị Võ Thị Sáu” của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
2/
Bảng thi giảng viên, giới chức:
-
Giải nhất: thí sinh Nguyễn Thị Kim Loan
– chuyên viên phòng Quan hệ doanh nghiệp với ca khúc “Mẹ”, tác giả Phan Long.
- Giải nhì: thí sinh Mai Thụy Tường Vân –
chuyên viên phòng Quan hệ doanh nghiệp với ca khúc “Nhớ mùa thu Hà Nội”, tác giả Trịnh Công Sơn.
- Giải ba: thí sinh Lê Trọng Hoàng với ca
khúc “Ngợi ca quê hương”, tác giả
Thanh Sơn.
3/
Giải nhất nhóm cổ động viên nhiệt tình nhất thuộc
về đội sinh viên cổ vũ cho thí sinh Đoàn Nguyên và thí sinh Lê Trọng Hoàng.
Nếu
không có gì thay đổi, vòng thi tuần UEF sẽ được phát sóng vào lúc 8h25 -
8h40 sáng thứ Sáu ngày 24/8/2012 trên HTV9 và phát lại vào lúc 11h20 -
11h35 sáng thứ Ba ngày 28/8/2012 cũng trên HTV9. Kính mời quý thầy cô,
anh chị giảng viên,
giới chức và các bạn sinh viên đón xem và ủng hộ cho các thí sinh
UEF.
Kết quả các thí sinh
vào vòng thi tháng sẽ được
thông báo sau khi có kết quả từ HTV.
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
Cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn đang là thách thức cam go – NGND.GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền
NGND.GS.TS. Nguyễn
Thanh Tuyền
Trong
kỳ họp thứ ba của Quốc hội khóa XIII – Vấn đề phòng chống tham nhũng đã được đề
cập một cách khá quyết liệt. Trước những bức xúc đó, tạp chí Phát triển và Hội
nhập cho đăng lại bài viết có liên quan với nội dung sâu sắc và phong phú đã được
công bố năm 2009 để bạn đọc tham khảo.
Đánh giá rủi ro thuốc bảo vệ thực vật thông qua chỉ số tác động môi trường trong sản xuất súp lơ ở huyện tứ kỳ, tỉnh Hải Dương– Đặng Xuân Phi, Đỗ Kim Chung
Đặng Xuân Phi, Đỗ
Kim Chung
Rủi
ro thuốc bảo vệ được đánh giá thông qua
chỉ số tác động môitrường– EIQ (Environmental Impact Quotient). Nghiên cứu nàythực
hiện tại
hai xã Đại Đồng và Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnhHải Dương. Kết quả điều tra 120 nông dân trồng súp lơ về tình
hình sửdụng thuốc của hai xã cho thấy giá trị EIQ đạt ở mức trung bình và có xuhướng
cao hơn so với mức an toàn. Loại thuốc dùng, lượng thuốc dùng,số lần phun, giới tính của người và sự tham gia tập huấn của
nông dânvề thuốc BVTV có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị EIQ và do đó ảnh hưởngđến
mức độ rủi ro thuốc BVTV.
Để giảm thiểu được rủi ro thuốc BVTV vàphát triển sản
xuất súp lơ bền vững, cần thiết phải
tăng cường các hoạtđông tập huấn về thuốc BVTV để góp phần giảm thiểu rủi
ro thuốc BVTV tăng cường các hoạt động tuyên truyền về thuốc BVTV để góp phần
giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường các hoạt động của nhóm liên
kết nông dân trong sản xuất rau an toàn và hướng dẫn cụ thể người dân tính toán
EIQ.
Định hướng quy hoạch sân bay trong phát triển kinh tế - xã hội cho hoạt động hàng không chung - TS. Dương Cao Thái Nguyên
TS. Dương Cao Thái
Nguyên
Cùng
với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu hàng không chung, trong đó có hàng
không tư nhân gia tăng. Để đảm bảo cho nhu cầu này, việc xây dựng hệ thống sân
bay, bãi đỗ đóng vai trò then chốt. Vấn đề này đòi hỏi quy hoạch hệ thống khoa
học có tính tổng thể, đồng thời có tính chi tiết với mục tiêu phục vụ trực tiếp
cho hàng không chung. Phương pháp xác định cần áp dụng phương pháp chuyên gia dựa
trên các số liệu được tính toán tiếp cận từ các chỉ số kinh tế xã hội có liên
quan tới phát triển hàng không chung. Việc đề ra phương thức xác định nhu cầu
sân bay bãi đỗ sử dụng cho hàng không chung nhằm quy hoạch một hệ thống là nội
dung của bài viết.
Cạnh tranh bằng nhượng quyền thương mại – ThS. Nguyễn Khánh Trung
ThS. Nguyễn Khánh
Trung
Mục
tiêu của bài viết nhằm phân tích các số liệu thống kê từ hệ thống nhượng quyền
trên thế giới và tại VN, từ đó tác giả muốn đem đến một hướng nhìn, một gợi ý về
giải pháp để các doanh nghiệp VN đã, đang và sẽ kinh doanh theo hình thức này
có thể tham khảo và áp dụng.
Để hoàn thành bài viết này, tác giả chủ yếu sử dụng
thông tin phân tích khái niệm nhượng quyền thương mại đang được áp dụng trên thế
giới, các quy định của pháp luật VN về nhượng quyền thương mại, thực tiễn phát
triển nhượng quyền tại VN trong những năm qua, thông tin từ hội thảo khoa học
và những kinh nghiệm thực tế được tác giả rút ra từ quá trình chịu trách nhiệm
trực tiếp phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại cà phê Trung Nguyên trong
gần 8 năm (1998 – 2006), từ quá trình tư vấn phát triển thương hiệu nhượng quyền
thực phẩm Việt Hương (2011) và từ quá trình tư vấn phát triển hệ thống cà phê
COC (2010 đến nay) để từ đó đề nghị một số bài học kinh nghiệm để duy trì và
phát triển hình thức này trong giai đoạn hiện nay tại VN.
Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước dưới góc nhìn của hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp TS. Hay Sinh, Nguyễn Kim Đức
TS.
Hay Sinh, Nguyễn Kim Đức
Tái
cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được xác định là giải pháp tổng thể quan
trọng nhằm khắc phục những yếu kém còn tồn tại cũng như tăng cường tính hiệu quả,
tính cạnh tranh trong hoạt động của DNNN. Cổ phần hóa, thoái vốn, mua bán, sáp
nhập,… đều là những hướng đi đúng đắn và việc xác định giá trị doanh nghiệp,
giá trị phần vốn nhà nước khi thực hiện các giải pháp này luôn được các nhà đầu
tư quan tâm.
Tuy nhiên, các giải pháp có liên quan đến hoạt động thẩm định giá
(TĐG) rất ít được đề cập trong các bài nghiên cứu trước đây và quá trình tái cấu
trúc DNNN. Vì vậy, nghiên cứu này một mặt đề cập thực trạng hoạt động của DNNN,
của quá trình CPH DNNN, mặt khác đề xuất các giải pháp liên quan dưới góc nhìn
của hoạt động TĐG nhằm thúc đẩy quá trình CPH DNNN thời gian tới được diễn ra
thuận lợi, hiệu quả và đúng hướng.
Phát triển hoạt động cho thuê tài chính của một số nước và bài học cho Việt Nam ThS. Hoàng Thị Thanh Hằng
ThS.
Hoàng Thị Thanh Hằng
Với
những lợi ích mà hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) mang lại cho nền kinh tế,
cho doanh nghiệp, cho các tổ chức tài chính nên hầu hết các quốc gia đều chú trọng
đến phát triển loại hình tài trợ này nhằm
đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV). Để có cái nhìn đa chiều về kinh nghiệm phát triển hoạt động CTTC ở các
nước, trong bài viết này chúng tác giả tập hợp các kinh nghiệm phát triển hoạt
động CTTC ở một số nước trên thế giới và trong khu vực có điều kiện phát triển
kinh tế tương đồng với VN qua đó rút ra bài học cho việc phát triển hoạt động
CTTC ở VN.
Ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong công bố thông tin của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM PGS.TS. Bùi Kim Yến
PGS.TS.
Bùi Kim Yến
Những
cải tiến liên tục của SGDCK TP.HCM trong hạ tầng công nghệ thông tin đã chứng
minh định hướng phát triển của Sở trong việc tiến tới một hạ tầng công nghệ thông
tin tiên tiến, hiện đại. Song người quyết định cuối cùng cho sự minh bạch hoá thông
tin từ các CTNY trên TTCK lại chính là các CTNY. Do đó, các CTNY cần cố gắng
nhiều hơn nữa trong nỗ lực hoàn thiện dần cơ chế quản trị công ty, báo cáo tài
chính công ty, báo cáo đột xuất ... với thành ý giúp cho nhà đầu tư hiểu đúng
và hiểu rõ về thực trạng của công ty để góp phần quan trọng trong việc xây dựng
TTCK thành một thị trường của thông tin minh bạch và là thị trường của niềm
tin.
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012
Kết hợp phương pháp CVaR và mô hình Merton/KMV để đo lường rủi ro vỡ nợ - Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
TS. Lê Đạt Chí & ThS. Lê Tuấn Anh
Tác giả khuyến nghị các tổ chức đo lường rủi ro tín dụng nên cân nhắc hướng tiếp cận trong bài này để định lượng trong điều kiện thị trường cực biên. Nhà đầu tư, người cho vay hay các doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn mô hình kết hợp này như là một công cụ phân tích, nhận diện và đo lường rủi ro tín dụng từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm kiểm soát rủi ro.
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế – PGS.TS. Đào Duy Huân
Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam phù hợp với hội nhập quốc tế – PGS.TS. Đào Duy Huân
Mô hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta xác định và xây dựng những thập niên qua là không còn phù hợp nữa, nhất là sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu, vì vậy việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đã được Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI xác định là một trong những trọng tâm quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Mô hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta xác định và xây dựng những thập niên qua là không còn phù hợp nữa, nhất là sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ và suy thoái kinh tế toàn cầu, vì vậy việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế đã được Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI xác định là một trong những trọng tâm quan trọng trong phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2015.
Vậy thì mô hình tăng trưởng kinh tế mới là gì, đây là chủ để đang và sẽ được bàn luận nhiều trong giới khoa học cũng như về phía Đảng và Nhà nước. Để góp phần nhỏ vào việc đưa ra ý tưởng về mô hình tăng trưởng kinh tế VN thời gian tới, tác giả tiến hành tổng thuật các ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia và nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước có liên quan đến mô hình tăng trưởng kinh tế VN. Vì vậy bài báo khoa học này sự tổng hợp ý tưởng của nhiều nhà khoa học trong nước và ngoài nước (xem nguồn tài liệu tham khảo) với mục tiêu cung cấp cho độc giả có cách nhìn tổng quan về mô hình tăng trưởng kinh tế VN.
Xem toàn bài viết...Các bài viết khác...
Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012
Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012
Thông tin tuyển sinh NV2 ĐH & CĐ UEF năm 2012
Thông tin tuyển sinh đại học - cao đẳng 2012
Xét tuyển 1.000 chỉ tiêu NV2 vào ĐH và CĐ các thí sinh thi khối A, A1, D1-6 đạt từ điểm sàn trở lên.
Ngành đào tạo:
Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị Kinh doanh,
Marketing, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Du lịch Khách sạn, Công nghệ
Thông tin.
Trường nhận hồ sơ xét tuyển NV2 đến hết ngày 28/9.
Thí sinh đăng ký vào UEF được nhận một loại học bổng cao nhất:
Được HB toàn
phần trị giá 290 triệu đồng khi đạt điểm thi ≥ 21 sau đó mỗi năm học
tại UEF đạt điểm trung bình các môn học là ≥ 7,0.
Được HB 50 triệu đồng khi điểm thi ≥ 20; được HB 40 triệu khi đạt ≥ 19 điểm; được HB 30 triệu khi đạt ≥ 18 điểm.
Phòng Tư vấn tuyển sinh UEF
92 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM
Tel: (08) 3910 2245 - 094 998 17 17
Website: www. uef.edu.vn
|
Tư liệu: UEF
Trường ĐH trung thành với sứ mạng đào tạo chất lượng cao
Tâm nguyện xây dựng mô
hình đào tạo chất lượng cao của Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF) khởi đầu
từ sự ấp ủ và gặp nhau trên những ý tưởng cao đẹp giữa các nhà giáo yêu nghề và
các doanh nhân thành đạt vốn xuất thân từ những nhà giáo, đã từng trăn trở và
mong mỏi về sự canh tân giáo dục đại học của nước nhà.
Sự giao thoa giữa những
ý tưởng đó đã khẳng định sự trung thành của UEF với sứ mạng của một trường đại
học Việt Nam đào tạo chất lượng cao và hướng tới liên thông với hệ thống giáo dục
đại học quốc tế. Đây là mục tiêu nhất quán của UEF.
Bằng cách kết hợp những
tinh hoa của giáo dục đại học quốc tế với đặc thù của giáo dục Việt Nam, UEF đã
xây dựng một công nghệ đào tạo tiên tiến, mang lại giá trị gia tăng cao cho người
học xét trên cả bốn phương diện: tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ. Với
công nghệ đào tạo này, cho dù đầu vào có thể chưa cao, nhưng đầu ra sẽ làm hài
lòng các nhà tuyển dụng. Đó cũng là lời cam kết danh dự của UEF.
Sự thành công của công
nghệ đào tạo tại UEF nhờ những điểm nhấn quan trọng như sau:
Chương trình tiên tiến,
giáo trình hiện đại, nội dung cập nhật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong xu
thế hội nhập toàn cầu.
Lớp học nhỏ, hầu hết
khoảng 40 sinh viên, riêng lớp tiếng Anh khoảng 20 sinh viên. Phòng học trang bị
hiện đại, dễ dàng thay đổi linh hoạt theo từng phương pháp giảng dạy. Đây là điều
kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tích cực, là điều
kiện thuận tiện để giảng viên nắm chắc trình độ của từng sinh viên, hướng đến
việc cá nhân hóa quá trình đào tạo.
Đội ngũ giảng huấn ưu
tú, được chọn lọc theo các chuẩn mực: tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh
nghiệm thực tế, nhuần nhuyễn trong phương pháp, thân thiện và gần gũi với sinh
viên. Môi trường làm việc hiệu quả và mang đậm tính nhân văn tại UEF cùng với mức
giảng phí cao là động lực quan trọng để các thầy cô tận tâm dìu dắt sinh viên.
Đội ngũ trợ giảng
chuyên nghiệp, hỗ trợ tích cực cho giảng viên nâng cao hiệu quả giảng dạy, tận
tình giúp đỡ sinh viên trong thời gian ngoài lớp học, góp phần mở rộng kiến thức
cho sinh viên.
Các phương pháp giảng dạy
tích cực được áp dụng trong tất cả các môn học, giúp phát triển mạnh mẽ khả
năng tư duy độc lập và sáng tạo, phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề,
đồng thời qua đó hỗ trợ sinh viên rèn luyện các kỹ năng. Giảng dạy theo hướng
truyền đạt tinh hoa, nhấn mạnh phương pháp tương tác, xử lý tình huống, giải
quyết vấn đề cùng các kỹ thuật hỗ trợ như làm việc nhóm, thảo luận, thuyết
trình...chính là những nét đặc trưng của các lớp học tại UEF.
Đánh giá kết quả học tập
theo quá trình có tác dụng thúc đẩy sinh viên học tập liên tục; nội dung đánh
giá hướng đến chuẩn đầu ra mong muốn; phương pháp đánh giá khách quan, đồng thời
đề cao khả năng tư duy độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, không khuyến khích
kiểu học “tầm chương, trích cú” (học vẹt). Sự nghiêm túc và công bằng luôn là
yêu cầu hàng đầu của việc thi cử tại UEF.
Giáo dục kỹ năng là một
trong những trọng tâm đào tạo của UEF, đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường lao động
hiện nay. Kỹ năng cứng được chú trọng trong các môn học chuyên môn. Kỹ năng mềm
được đưa vào chương trình huấn luyện chính khóa, ngoại khóa, đồng thời sinh
viên có cơ hội vận dụng và rèn luyện trong tất cả các môn học khác cũng như
trong các hoạt động ngoài lớp học.
Anh ngữ được đề cao với
thời lượng có thể lên đến 64 tín chỉ, tức 960 tiết, gấp hơn 6 lần số tín chỉ tối
thiểu theo qui định của Bộ GD-ĐT (10 tín chỉ - 150 tiết). Sinh viên được xếp lớp
học theo trình độ ngay từ lúc trúng tuyển vào trường, khi tốt nghiệp có khả
năng sử dụng khá thông thạo trong giao tiếp nghề nghiệp, có thể làm việc trong
môi trường quốc tế.
Gắn kết giữa lý thuyết
và thực tiễn thông qua hai quá trình:
Quá trình đưa thực tế
vào sinh viên, được thực hiện trên cơ sở mời chọn những giảng viên giàu kinh
nghiệm thực tế, những nhà quản lý giỏi và có khả năng sư phạm tham gia giảng dạy
cho trường, những doanh nhân thành đạt chia sẻ kinh nghiệm cùng sinh viên. Bên
cạnh đó, giảng dạy theo tình huống là phương pháp quan trọng để giúp sinh viên
tiếp cận thực tế trong bài học.
Quá trình dẫn dắt sinh
viên ra thực tế, được thực hiện nhờ vào thực hành chuyên môn qua các đợt khảo
sát thực tế và viết tiểu luận, làm dự án gắn kết nội dung từng môn học. Kiến tập
ở năm thứ ba là cơ hội để sinh viên được tiếp cận nghề nghiệp và làm quen với
những công việc sẽ đảm nhiệm trong tương lai. Thực tập tốt nghiệp ở cuối năm thứ
tư là sự trải nghiệm toàn diện về việc làm như là một nhân viên thực thụ ở nơi
thực tập. Sinh viên sẽ học cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thực hành và
rèn luyện kỹ năng, trau dồi thái độ hành xử,… Nét nổi bật là có sự liên kết, phối
hợp chặt chẽ giữa nhà trường với hàng loạt doanh nghiệp đối tác để thực hiện
hai quá trình nêu trên.
Các hoạt động ngoài lớp
học như thể thao, văn hóa - nghệ thuật,… luôn được khuyến khích, là yếu tố quan
trọng để sinh viên cân bằng học tập, phát triển kỹ năng và rèn luyện thái độ.
Hoạt động giao lưu văn hóa và trao đổi học thuật với sinh viên nước ngoài, tham
gia vào các chương trình mang tính quốc tế giúp mở ra nhiều cơ hội để sinh viên
học cách thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa đang ngày càng phổ biến.
Sinh viên là tâm điểm của
nhà trường, luôn được tôn trọng, được khuyến khích tư duy khoa học theo cách
riêng, được tạo điều kiện phát huy sáng kiến và năng lực cá nhân, được dân chủ
phản biện và phê phán nhà trường, được khuyến khích đóng góp ý tưởng xây dựng
trường.
Sự kết nối giữa nhà trường
với gia đình luôn được duy trì để đồng hành giáo dục, kịp thời xử lý những vấn
đề trục trặc của sinh viên trong quá trình học tập. Các bậc phụ huynh và sinh
viên hầu hết rất hài lòng với môi trường giáo dục của UEF, nhiều người đã bày tỏ
cảm xúc chân thành trên các phương tiện truyền thông. Chính phụ huynh và sinh
viên đã hỗ trợ đắc lực trong tuyển sinh như những nhà quảng bá tích cực, tự
nguyện, xuất phát từ sự thiện cảm đối với nhà trường.
Những điều nói trên như
minh chứng cho mô hình đào tạo chất lượng cao đích thực tại UEF, thay lời giải
thích vì sao UEF thu học phí cao, và học phí cao đã được bù đắp xứng đáng như
thế nào từ những điều mà UEF cam kết và luôn tôn trọng, phù hợp với tôn chỉ:
“Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập - Không vụ lợi”.
NGND. GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền - hiệu trưởng nhà trường |
Tư liệu: UEF
ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM đầu tư đúng mức mô hình đào tạo chất lượng cao
Trường ra đời từ đóng góp của các nhà giáo giàu tâm huyết với giáo dục nước nhà, do Nhà giáo Nhân dân, GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền hiện là hiệu trưởng.
Trường tổ chức đào tạo theo mô hình chất lượng cao, hoạt động với tôn chỉ Chất lượng - Hiệu quả - Hội nhập - Không vụ lợi. Một
môi trường đào tạo có chất lượng cao đòi hỏi phải có sự đầu tư tâm sức
và tiền bạc của nhà trường và phụ huynh. Trường ĐH Kinh tế Tài chính
TP.HCM (University of Economics and Finance - UEF) thật sự là nơi có sự
đầu tư nổi trội và là đơn vị quy tụ được nhiều giảng viên uy tín trong
và ngoài nước.
Sinh viên học tập trong môi trường đào tạo chất lượng cao
Ở UEF, nhà trường tổ chức lớp nhỏ, đa số lớp 40 sinh
viên (lớp ngoại ngữ, thực hành máy tính có 20 sinh viên). Nhờ đó mới có
thể áp dụng phương pháp dạy học như ở các nước tiên tiến. Lớp nhỏ nên
mỗi sinh viên được tham gia nhiều vào thảo luận, thực hành giải quyết
vấn đề, làm dự án, thuyết trình, phản biện trong nhóm và trước lớp. Lớp
nhỏ, lại có sự trợ giúp đắc lực của trợ giảng nên giảng viên tổ chức dạy
học hiệu quả, phát huy tối đa tính chủ động học tập, tích cực sáng tạo
của sinh viên, hướng dẫn sâu sát và đánh giá từng sinh viên trong suốt
quá trình học.
Mức giảng phí mà UEF trả cho giảng viên đến 660.000
đồng/tiết học và có môi trường làm việc chuyên nghiệp nên trường chọn
được các giảng viên giỏi có kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp tiên
tiến. Đặc biệt, riêng tại UEF có đội ngũ trợ giảng tận tình hỗ trợ sinh
viên học tập, nghiên cứu từng dự án, từng môn học. Chương trình đào tạo
của trường có tính liên thông quốc tế được các đại học đối tác Hoa Kỳ
công nhận.
Tại các cơ sở đào tạo của UEF, tất cả phòng học có máy
lạnh, trang thiết bị, phương tiện trực quan hiện đại, trung tâm thông
tin - thư viện hoàn hảo có thể cung cấp dữ liệu, đặc biệt cơ sở dữ liệu
về kinh tế rất phong phú, cho sinh viên và giảng viên nghiên cứu.
Học phí bình quân là 80 triệu đồng/năm học. Đây là mức
học phí tương đối cao, nhờ đó nhà trường đã tạo được điều kiện cho sinh
viên học tập trong một môi trường giáo dục hiện đại với chất lượng quản
lý tốt. Sinh viên được chủ động chọn tiến độ học tập linh hoạt theo năng
lực. Sự quan tâm, chăm lo cho sinh viên không chỉ bên trong mà còn ở
đời sống ngoài lớp học.
Rất nhiều vị phụ huynh có con đang học tại UEF tán
thành với nhận định của cha mẹ sinh viên Đoàn Nguyên: “Sau khi tìm hiểu
nhiều trường đại học về chất lượng đào tạo, chúng tôi chọn đại học UEF.
Chỉ sau vài tháng, chúng tôi rất vui với sự tiến bộ hẳn về tính cách, về
kiến thức và kỹ năng mà con chúng tôi nhận được tại ngôi trường này.
Chúng tôi mong rằng các phụ huynh đang lựa chọn nơi để đăng ký NV2 nên
chọn đúng trường và mạnh dạn đầu tư đúng mức cho tương lai của con em
mình”.
Hàng năm, Đại học UEF có chương trình trao đổi sinh
viên với Đại học Pittsburgh (UP), Đại học Missouri - St. Louis (UMSL)
Hoa Kỳ. Sinh viên các trường giao lưu, tìm hiểu học hỏi lẫn nhau về ngôn
ngữ, văn hóa và kinh tế ngay tại UEF. Sinh viên khá, giỏi của trường
được hỗ trợ sang Hoa Kỳ tham dự các khoá học quản lý và lãnh đạo.
Thực tập và cơ hội nghề nghiệp
Sinh viên học năm cuối tại UEF không phải chạy đôn chạy
đáo tìm chỗ thực tập mà được lựa chọn trong số các doanh nghiệp đối tác
của trường: Ngân hàng Vietcombank, Eximbank, Cty Bảo hiểm AAA,
VinaCapital, HP Vietnam, 3M Vietnam Ltd.,... một nơi thực tập phù hợp
với lĩnh vực chuyên môn và nguyện vọng làm việc trong tương lai. Đại học
UEF trả thù lao cho các chuyên viên, các quản trị viên của doanh nghiệp
trực tiếp hướng dẫn các em.
Sinh viên Đặng Minh Hoàng vừa tốt nghiệp đại học UEF,
đã vượt qua hơn 400 ứng viên để trúng tuyển vào làm việc ở công ty Ernst
& Young - một trong bốn công ty kiểm toán quốc tế nổi tiếng nhất
thế giới - cho biết: “Vào năm thứ ba, nhà trường cho em đi kiến tập tại
công ty Khang Điền (KDC), sau đó thực tập tại quỹ đầu tư VinaCapital vào
năm tư nên em có nhiều cơ hội tiếp cận với thực tiễn nghề nghiệp, tích
lũy được nhiều kinh nghiệm. Chính nhờ thế em đã rất tự tin trong quá
trình tham gia ứng tuyển vào công ty lớn”.
Sự hợp tác chặt chẽ, liên tục và lâu dài giữa UEF và
các doanh nghiệp giúp tránh được hậu quả là sinh viên ra trường không
làm được việc, kiến thức kỹ năng xa rời thực tiễn, không chỉ gây lãng
phí tiền bạc mà còn lãng phí về thời gian và cơ hội của người học.
Ban Giám hiệu và phụ huynh của UEF đang đầu tư đúng mức
để SV sẽ có việc làm, làm việc có hiệu quả và làm đúng với ngành nghề
đào tạo ngay sau khi tốt nghiệp.
Thông tin tuyển sinh đại học - cao đẳng 2012
Xét tuyển 1.000 chỉ tiêu NV 2 vào ĐH và CĐ các thí sinh thi khối A, A1, D 1- 6 đạt từ điểm sàn trở lên.
Ngành đào tạo:
Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán, Quản trị Kinh doanh,
Marketing, Kinh doanh Quốc tế, Quản trị Du lịch Khách sạn, Công nghệ
Thông tin.
Trường nhận hồ sơ xét tuyển NV 2 đến hết ngày 28 /9.
Thí sinh đăng ký vào UEF được nhận một loại học bổng cao nhất:
Được HB toàn
phần trị giá 290 triệu đồng khi đạt điểm thi ≥ 21 sau đó mỗi năm học
tại UEF đạt điểm trung bình các môn học là ≥ 7,0.
Được HB 50 triệu đồng khi điểm thi ≥ 20; được HB 40 triệu khi đạt ≥ 19 điểm; được HB 30 triệu khi đạt ≥ 18 điểm.
Phòng Tư vấn tuyển sinh UEF
92 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, TP.HCM
Tel: (08) 3910 2245 - 094 998 17 17
Website: www. uef.edu.vn
|
Tư liệu: UEF
CÙNG ĐẾN VỚI UEF- NGÔI TRƯỜNG TRUNG THÀNH VỚI SỨ MẠNG ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
Tâm nguyện xây dựng mô hình đào tạo chất lượng cao của UEF khởi đầu từ
sự ấp ủ và gặp nhau trên những ý tưởng cao đẹp giữa các nhà giáo yêu
nghề và các doanh nhân thành đạt vốn xuất thân từ những nhà giáo, đã
từng trăn trở và mong mỏi về sự canh tân giáo dục Đại học của nước nhà.
Sự giao thoa giữa những ý tưởng đó đã khẳng định sự trung thành của UEF với sứ mạng của một trường đại học Việt Nam đào tạo chất lượng cao và hướng tới liên thông với hệ thống giáo dục đại học quốc tế. Đây là mục tiêu nhất quán của UEF.
Sự giao thoa giữa những ý tưởng đó đã khẳng định sự trung thành của UEF với sứ mạng của một trường đại học Việt Nam đào tạo chất lượng cao và hướng tới liên thông với hệ thống giáo dục đại học quốc tế. Đây là mục tiêu nhất quán của UEF.
Bằng cách kết hợp những tinh hoa của giáo dục đại học quốc tế với đặc
thù của giáo dục Việt Nam, UEF đã xây dựng một công nghệ đào tạo tiên
tiến, mang lại giá trị gia tăng cao cho người học xét trên cả bốn phương
diện: tư duy, kiến thức, kỹ năng và thái độ. Với công nghệ đào tạo này, cho dù đầu vào có thể chưa cao, nhưng đầu ra sẽ làm hài lòng các nhà tuyển dụng. Đó cũng là lời cam kết danh dự của UEF.
Sự thành công của công nghệ đào tạo tại UEF nhờ những điểm nhấn quan trọng như sau:
Sự thành công của công nghệ đào tạo tại UEF nhờ những điểm nhấn quan trọng như sau:
- Chương trình tiên tiến, giáo trình hiện đại, nội dung cập nhật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Lớp học nhỏ, hầu hết khoảng 40 sinh viên, riêng lớp tiếng Anh khoảng 20 sinh viên. Phòng học trang bị hiện đại, dễ dàng thay đổi linh hoạt theo từng phương pháp giảng dạy. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả của các phương pháp giảng dạy tích cực, là điều kiện thuận tiện để giảng viên nắm chắc trình độ của từng sinh viên, hướng đến việc cá nhân hóa quá trình đào tạo.
- Đội ngũ giảng huấn ưu tú, được chọn lọc theo các chuẩn mực:
tâm huyết, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực tế, nhuần nhuyễn trong
phương pháp, thân thiện và gần gủi với sinh viên.
Môi trường làm việc hiệu quả và mang đậm tính nhân văn tại UEF cùng với mức giảng phí cao là động lực quan trọng để các thầy cô tận tâm dìu dắt sinh viên. - Đội ngũ trợ giảng chuyên nghiệp, hỗ trợ tích cực cho giảng viên nâng cao hiệu quả giảng dạy, tận tình giúp đỡ sinh viên trong thời gian ngoài lớp học, góp phần mở rộng kiến thức cho sinh viên.
- Các phương pháp giảng dạy tích cực được áp dụng trong tất cả
các môn học, giúp phát triển mạnh mẽ khả năng tư duy độc lập và sáng
tạo, phát huy năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, đồng thời qua đó hỗ
trợ sinh viên rèn luyện các kỹ năng.
Giảng dạy theo hướng truyền đạt tinh hoa, nhấn mạnh phương pháp tương tác, xử lý tình huống, giải quyết vấn đề cùng các kỹ thuật hỗ trợ như làm việc nhóm, thảo luận, thuyết trình,v.v… chính là những nét đặc trưng của các lớp học tại UEF. - Đánh giá kết quả học tập theo quá trình có tác dụng thúc đẩy
sinh viên học tập liên tục; nội dung đánh giá hướng đến chuẩn đầu ra
mong muốn; phương pháp đánh giá khách quan, đồng thời đề cao khả năng tư
duy độc lập, kỹ năng giải quyết vấn đề, không khuyến khích kiểu học
“tầm chương, trích cú” (học vẹt).
Sự nghiêm túc và công bằng luôn là yêu cầu hàng đầu của việc thi cử tại UEF. - Giáo dục kỹ năng là một trong những trọng tâm đào tạo của UEF, đáp ứng đòi hỏi cao của thị trường lao động hiện nay. Kỹ năng cứng được chú trọng trong các môn học chuyên môn. Kỹ năng mềm được đưa vào chương trình huấn luyện chính khóa, ngoại khóa, đồng thời sinh viên có cơ hội vận dụng và rèn luyện trong tất cả các môn học khác cũng như trong các hoạt động ngoài lớp học.
- Anh ngữ được đề cao với thời lượng có thể lên đến 64 tín chỉ, tức 960 tiết, gấp hơn 6 lần số tín chỉ tối thiểu theo qui định của Bộ GD & ĐT (10 tín chỉ- 150 tiết). Sinh viên được xếp lớp học theo trình độ ngay từ lúc trúng tuyển vào trường, khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng khá thông thạo trong giao tiếp nghề nghiệp, có thể làm việc trong môi trường quốc tế.
- Hệ thống thông tin và truyền thông:
Thư viện hiện đại với sự kết hợp giữa hai loại hình: truyền thống và điện tử. Đặc biệt, UEF đẩy mạnh hướng phát triển thư viện điện tử, số đầu sách phong phú, liên thông với thư viện của nhiều trường đại học, các cơ sở dữ liệu lớn ở trong và ngoài nước. Thông qua internet, người sử dụng có thể truy cập tài liệu thư viện vào bất cứ lúc nào, từ bất cứ nơi đâu.
Internet wifi hoạt động 24/7 tại tất cả các cơ sở của trường, phục vụ tốt nhất cho việc học tập và giảng dạy, nhất là theo phương pháp mới. Phần mềm quản lý riêng có của UEF không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng nhu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, mà còn là môi trường giao tiếp thuận tiện, kể cả giữa nhà trường với phụ huynh, giữa phụ huynh với sinh viên thông qua việc theo dõi tiến độ và kết quả học tập trên internet. - Gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn thông qua hai quá trình:
- Quá trình đưa thực tế vào sinh viên, được thực hiện trên cơ sở mời chọn những giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế, những nhà quản lý giỏi và có khả năng sư phạm tham gia giảng dạy cho trường, những doanh nhân thành đạt chia sẻ kinh nghiệm cùng sinh viên. Bên cạnh đó, giảng dạy theo tình huống là phương pháp quan trọng để giúp sinh viên tiếp cận thực tế trong bài học.
- Quá trình dẫn dắt sinh viên ra thực tế, được thực hiện nhờ vào:
- Thực hành chuyên môn qua các đợt khảo sát thực tế và viết tiểu luận, làm dự án gắn kết nội dung từng môn học.
- Kiến tập ở năm thứ ba là cơ hội để sinh viên được tiếp cận nghề nghiệp và làm quen với những công việc sẽ đảm nhiệm trong tương lai.
- Thực tập tốt nghiệp ở cuối năm thứ tư là sự trải nghiệm toàn diện về việc làm như là một nhân viên thực thụ ở nơi thực tập. Sinh viên sẽ học cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thực hành và rèn luyện kỹ năng, trau dồi thái độ hành xử,…
- Các hoạt động ngoài lớp học như thể thao, văn hóa- nghệ
thuật,… luôn được khuyến khích, là yếu tố quan trọng để sinh viên cân
bằng học tập, phát triển kỹ năng và rèn luyện thái độ.
Hoạt động giao lưu văn hóa và trao đổi học thuật với sinh viên nước ngoài, tham gia vào các chương trình mang tính quốc tế giúp mở ra nhiều cơ hội để sinh viên học cách thích ứng trong môi trường làm việc đa văn hóa đang ngày càng phổ biến. - Sinh viên là tâm điểm của nhà trường, luôn được tôn trọng, được khuyến khích tư duy khoa học theo cách riêng, được tạo điều kiện phát huy sáng kiến và năng lực cá nhân, được dân chủ phản biện và phê phán nhà trường, được khuyến khích đóng góp ý tưởng xây dựng trường.
- Sự kết nối giữa nhà trường với gia đình luôn được duy trì để đồng hành giáo dục, kịp thời xử lý những vấn đề trục trặc của sinh viên trong quá trình học tập.
Các bậc phụ huynh và sinh viên hầu hết rất hài lòng với môi trường giáo dục của UEF, nhiều người đã bày tỏ cảm xúc chân thành trên các phương tiện truyền thông. Chính phụ huynh và sinh viên đã hỗ trợ đắc lực trong tuyển sinh như những nhà quảng bá tích cực, tự nguyện, xuất phát từ sự thiện cảm đối với nhà trường.
Những điều nói trên như minh chứng cho mô hình đào tạo chất lượng cao
đích thực tại UEF, thay lời giải thích vì sao UEF thu học phí cao, và
học phí cao đã được bù đắp xứng đáng như thế nào từ những điều mà UEF
cam kết và luôn tôn trọng, phù hợp với tôn chỉ: Chất lượng – Hiệu quả - Hội nhập – Không vụ lợi.
Trường sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2013 tại Quận 7 theo cam kết với Chính phủ.
Trường sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2013 tại Quận 7 theo cam kết với Chính phủ.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)