Dù đã kết thúc kỳ thi THPT quốc gia nhưng vẫn có không ít thí sinh chưa xác định rõ nên xét tuyển vào ngành nào hoặc theo tổ hợp môn thi nào để có nhiều cơ hội trúng tuyển ngay từ đầu vào ngành mình yêu thích.
Tổ hợp có điểm cao nhất
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, trên lý thuyết tất cả thí sinh (TS) khi đăng ký dự thi đều có định hướng nghề nghiệp thông qua việc chọn môn thi. Tuy nhiên, không phải thi xong là hoàn thành việc chọn lựa tổ hợp môn xét tuyển. Bằng chứng từ việc đăng ký dự thi năm ngoái, ở cụm thi ĐH số TS đăng ký từ 4 - 5 môn chiếm đa số (trong khi một tổ hợp chỉ cần 3 môn). Thậm chí có một số TS đăng ký dự thi 6 - 8 môn. Như vậy, nhiều TS chọn môn thi nhưng chưa chắc chắn tổ hợp dùng để xét tuyển ngay thời điểm đó.
Trong trường hợp này, tiến sĩ Nghĩa khuyên: “Năm nay TS được đăng ký xét tuyển vào 2 trường với tối đa 4 ngành. Có nghĩa là nếu sử dụng hết số lượng tổ hợp môn, mỗi TS được phép đăng ký xét tuyển bằng 4 tổ hợp khác nhau. Tuy nhiên, cách tối ưu nhất là dựa vào ngành yêu thích, đối chiếu tổ hợp xét tuyển của trường với kết quả thi để chọn ra tổ hợp xét tuyển có kết quả cao nhất”.
Tiến sĩ Nghĩa nhấn mạnh, cần đặc biệt lưu ý là năm nay TS không được thay đổi nguyện vọng trong quá trình nộp hồ sơ. Thời gian xét tuyển ngắn hơn và TS có tới 2 cơ hội trúng tuyển. Khi đó, những TS điểm cao có khả năng trúng tuyển cả 2 trường, các TS này sẽ chiếm chỗ của những TS thấp điểm hơn. Vì vậy, nguy cơ không trúng tuyển vào trường nào của TS điểm cao vẫn có. Trường hợp này tiến sĩ Nghĩa cho rằng, cần lưu ý đến sự “vừa sức” khi đăng ký xét tuyển ở từng nhóm trường và trong từng loại tổ hợp môn.
Tổ hợp có điểm cao nhất
Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, trên lý thuyết tất cả thí sinh (TS) khi đăng ký dự thi đều có định hướng nghề nghiệp thông qua việc chọn môn thi. Tuy nhiên, không phải thi xong là hoàn thành việc chọn lựa tổ hợp môn xét tuyển. Bằng chứng từ việc đăng ký dự thi năm ngoái, ở cụm thi ĐH số TS đăng ký từ 4 - 5 môn chiếm đa số (trong khi một tổ hợp chỉ cần 3 môn). Thậm chí có một số TS đăng ký dự thi 6 - 8 môn. Như vậy, nhiều TS chọn môn thi nhưng chưa chắc chắn tổ hợp dùng để xét tuyển ngay thời điểm đó.
Trong trường hợp này, tiến sĩ Nghĩa khuyên: “Năm nay TS được đăng ký xét tuyển vào 2 trường với tối đa 4 ngành. Có nghĩa là nếu sử dụng hết số lượng tổ hợp môn, mỗi TS được phép đăng ký xét tuyển bằng 4 tổ hợp khác nhau. Tuy nhiên, cách tối ưu nhất là dựa vào ngành yêu thích, đối chiếu tổ hợp xét tuyển của trường với kết quả thi để chọn ra tổ hợp xét tuyển có kết quả cao nhất”.
Tiến sĩ Nghĩa nhấn mạnh, cần đặc biệt lưu ý là năm nay TS không được thay đổi nguyện vọng trong quá trình nộp hồ sơ. Thời gian xét tuyển ngắn hơn và TS có tới 2 cơ hội trúng tuyển. Khi đó, những TS điểm cao có khả năng trúng tuyển cả 2 trường, các TS này sẽ chiếm chỗ của những TS thấp điểm hơn. Vì vậy, nguy cơ không trúng tuyển vào trường nào của TS điểm cao vẫn có. Trường hợp này tiến sĩ Nghĩa cho rằng, cần lưu ý đến sự “vừa sức” khi đăng ký xét tuyển ở từng nhóm trường và trong từng loại tổ hợp môn.
Một trường ĐH bắt đầu công tác rọc phách chấm thi
Lưu ý ngành có nhiều tổ hợp
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho rằng chiến thuật chọn tổ hợp môn còn phụ thuộc vào đặc điểm xét tuyển từng trường. Khi đó, TS phải lưu ý sự khác nhau ở những ngành có một hoặc nhiều tổ hợp.
Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại đây.