Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Vào đại học không qua thi tuyển

Nội dung này được các chuyên gia trong chương trình tư vấn trực tuyến truyền hình do Báo Thanh Niên với sự hỗ trợ của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM tổ chức vào chiều 27.5 tại địa chỉ:www.thanhnien.com.vn

Bằng tốt nghiệp có phân biệt ?
Trong năm nay, bên cạnh việc xét tuyển bằng kết quả từ kỳ thi THPT quốc gia, có gần 200 trường ĐH xét tuyển bằng học bạ. Tuy nhiên, nhiều thí sinh chưa biết có sự phân biệt bằng cấp tốt nghiệp giữa các hình thức xét tuyển hay không. Hoàng Oanh, lớp 12C5 Trường THPT Trí Đức, nêu ra một thắc mắc mà nhiều thí sinh quan tâm: “Nếu em xét tuyển vào trường theo học bạ thì bằng tốt nghiệp ĐH có giá trị như xét tuyển qua kết quả kỳ thi THPT quốc gia hay không?”. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn - tuyển sinh - truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khẳng định: “Ở tất cả các trường, xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia hay bằng học bạ chỉ là hình thức tuyển khác nhau. Các em vào học cùng một trình độ, học cùng giáo trình, tốt nghiệp có bằng như nhau. Vì vậy, các em không cần phải lo ngại về điều này”.
Theo thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, điều kiện xét tuyển của trường là điểm trung bình từng môn trong tổ hợp môn ở 3 năm học THPT đạt từ 6 trở lên đối với bậc ĐH và 5,5 trở lên đối với bậc CĐ. Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, cho biết trường cũng quy định điều kiện giống như trên. Thạc sĩ Lâm Thành Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết trường cũng lấy điểm 3 môn ở mức này nhưng chỉ xét điểm ở lớp 12 (chỉ lấy 2 học kỳ).
Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, thông tin điểm trung bình học bạ cho 3 môn là 18 bậc ĐH và 16,5 bậc CĐ. Năm nay, trường xét tuyển học bạ 20 ngành nhưng có 2 ngành không xét tuyển hình thức này là dược và y đa khoa. Thạc sĩ Lê Sĩ Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến, cho biết trường sẽ xét theo tổ hợp môn của ngành, ở 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, điểm tối thiểu là 18 đối với ĐH và 16,5 đối với CĐ.

Học sinh đặt câu hỏi trong chương trình truyền hình trực tuyến chiều qua 27.5 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Thạc sĩ Trần Hải Nguyên, Phó trưởng phòng Chính trị học sinh, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết chỉ tiêu xét tuyển học bạ của trường năm nay đến 50%.
Việc xét tuyển học bạ các môn năng khiếu tại các trường cũng có nhiều điểm khá đặc biệt. Đa số các trường đều xét 2 môn văn hóa, thi tuyển môn năng khiếu tại trường hoặc xét tuyển kết quả từ kết quả thi trường khác. Với môn giáo dục thể chất tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, nếu là thành viên đội tuyển quốc gia, thi đấu giải quốc tế, nếu tốt nghiệp THPT, sẽ được tuyển thẳng.
Xét tuyển trực tuyến là gì ?
Phụ huynh một học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong có mặt tại hội trường thắc mắc: “Tôi nghe nói năm nay có hình thức xét tuyển trực tuyến. Cụ thể là thế nào?”.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải cho biết mục đích của xét tuyển trực tuyến là do các trường tuyển học sinh trên cả nước, có hình thức này sẽ tiện lợi hơn. Các trường sẽ đưa mẫu đơn lên mạng để học sinh tải về, điền thông tin gửi lại về trường. Đơn của thí sinh sẽ được lưu trữ tại các trường. Thí sinh không nhất thiết gửi hồ sơ qua bưu điện hay gửi trực tiếp. Sau đó, trường thông báo thí sinh trúng tuyển hay không, và thông báo thí sinh chứng minh thông tin bằng hồ sơ gốc. Việc đăng ký này giúp thí sinh tiết kiệm thời gian, tiền bạc, có điều kiện đánh giá chọn lựa các trường để nộp hồ sơ. Tiến sĩ Hải cũng lưu ý có thể sau ngày 30.7, khi có điểm thi, hình thức xét tuyển trực tuyến này cũng áp dụng cho thí sinh xét tuyển bằng điểm THPT quốc gia.
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển cho biết việc xét tuyển trực tuyến cung cấp một số công cụ giúp thí sinh tiện lợi hơn trong việc chọn tổ hợp môn, tính điểm để đủ điều kiện nộp hồ sơ, sau đó nhận phản hồi của các trường. Lưu ý là sau này thí sinh trúng tuyển vẫn phải nộp hồ sơ đầy đủ như các thí sinh khác.
Để có nhiều cơ hội trúng tuyển
Cũng tại buổi trực tuyến, các chuyên gia đưa ra lời khuyên giúp thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh khuyên thí sinh càng nộp sớm cơ hội trúng tuyển càng cao, nên chọn tổ hợp môn có điểm cao nhất để nộp hồ sơ và nên đăng ký nhiều ngành khác nhau vào trường.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải cho biết trước tiên thí sinh nên xác định ngành mình yêu thích. Nếu tỷ lệ chọi ngành đó cao nên đăng ký thêm một nguyện vọng nữa vào ngành khác có tỷ lệ chọi thấp hơn nhưng có tổ hợp môn như ngành kia. Nếu trúng tuyển ngành đăng ký sau mà không trúng tuyển ngành trước, trường thường cho phép sinh viên chuyển ngành sau một học kỳ nếu 2 ngành cùng tổ hợp môn và có điểm tương đồng. Chọn các trường có đào tạo tín chỉ vì sẽ dễ dàng hơn cho sinh viên để học cùng lúc 2 ngành.
Thạc sĩ Lâm Thành Hiển cũng khuyên thí sinh nên xem số lượng chỉ tiêu theo xét tuyển học bạ của các ngành để biết khả năng trúng tuyển cao hay thấp.
Đăng Nguyên

Tuyển sinh 2015: Không thi Đại học, vẫn có thể vào Đại học

Chiều 27/5/2015, đại diện trường Đại học Kinh tế  - Tài chính TP.HCM (UEF), ThS. Phạm Doãn Nguyên, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn - Tuyển sinh - Truyền thông đã tham dự chương trình truyền hình trực tuyến do báo Thanh Niên tổ chức với chủ đề “Không thi Đại học, vẫn có thể vào Đại học”.
Ngoài ra, chương trình có sự tham gia tư vấn của các chuyên gia đến từ các trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Trường ĐH Duy Tân, Trường ĐH Văn Hiến, Trường ĐH Lạc Hồng, Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM, học sinh Trường THPT Trí Đức TP.HCM.
Xoay quanh chủ đề “Không thi đại học, vẫn có thể vào đại học”, buổi tư vấn đã giúp thí sinh có điều kiện tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học (ĐH) có đề án tuyển sinh riêng, xét tuyển vào đại học kết hợp kết quả thi THPT quốc gia và học bạ THPT.
 
Các vị khách mời tham gia chương trình tư vấn trực tuyến

Mở đầu chương trình, nhà báo Thùy Ngân cho biết: Năm nay, khi kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên tổ chức nhằm 2 mục đích vừa xét tốt nghiệp THPT vừa xét vào ĐH, CĐ và với số lượng các trường có đề án tuyển sinh riêng tăng lên đến gần 200 thì việc thí sinh chỉ cần tốt nghiệp THPT, đạt những điều kiện theo yêu cầu trong đề án tuyển sinh của các trường, có cơ hội học ĐH ngày càng rộng mở.
 
Học sinh Trường THPT Trí Đức (TP.HCM) tham gia chương trình

Chia sẻ về đề án tuyển sinh riêng của trường, Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn-tuyển sinh-truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM cho biết: Năm 2014, trường bắt đầu tuyển sinh riêng, năm nay trường vẫn tiếp tục phương án này. Điều kiện là các em phải tốt nghiệp THPT hoặc tham gia kỳ thi THPT quốc gia. Đối với các ngành năng khiếu như kiến trúc, thiết kế thời trang…, các em phải thi vẽ, các em chọn các môn toán, lý, vẽ (vẽ thi riêng tại trường), hoặc các em có thể thi vẽ tại các trường khác để dùng điểm xét tuyển vào trường.
 
Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn-tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM
 
Thạc sĩ Lâm Thanh Hiển, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, cho biết trường cũng thực hiện đề án tuyển sinh riêng. Điều kiện là học sinh phải tốt nghiệp THPT, học sinh có thể tìm hiểu thêm tại website của trường.
Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM: Năm nay trường cũng xét tuyển theo hai phương thức theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng phương thức xét tuyển theo học bạ chiếm khoảng 30% tổng chi tiêu của trường. Các em có thể nộp hồ sơ trực tiếp ở trường hoặc xét tuyển trực tuyến trên trang web của trường.


Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm TV-TS-TT
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM

 
- Thạc sĩ Lê Sĩ Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến: Năm nay ĐH Văn Hiến có 3 hình thức tuyển sinh: xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia, xét điểm học bạ và kết hợp giữa xét tuyển và thi tuyển ngành năng khiếu. Ở hình thức xét tuyển học bạ, sẽ xét theo tổ hợp môn của ngành, ở 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 của lớp 12, điểm tối thiểu là 18 đối với ĐH và 16,5 đối với CĐ.

Thạc sĩ Lê Sĩ Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Văn Hiến

* Nếu như em đăng ký vào trường có liên kết với trường nước ngoài thì khi xét tuyển điểm Anh văn phải cao hơn hay không?
- Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn-tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: với chương trình trình liên kết của trường, các em không cần phải trình độ ngoại ngữ ban đầu quá cao. Trong học kỳ đầu tiên trường sẽ đào tạo các em về tiếng Anh. Năm cuối cùng, các em có thể học tại Việt Nam do giảng viên bản xứ dạy hoặc đi du học ở Mỹ 1 năm.
- Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân: Nếu trình độ tiếng Anh của em yếu thì không nên học chương trình liên kết bởi các em học bằng tiếng Anh. Về nhiệm vụ của trường, sẽ có đào tạo các em về tiếng Anh. Với chương trình liên kết, khối lượng học tiếng Anh gấp đôi các chương trình khác.
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM: Các em phải có vốn ngoại ngữ khá trở lên bởi không có sẽ rất khó theo học chương trình.

Toàn cảnh buổi tư vấn truyền hình
 
* Học sinh tại hội trường hỏi: Giá trị bằng cấp sau khi tốt nghiệp của thí sinh đậu bằng phương thức  xét tuyển học bạ có khác so với thí sinh đậu bằng cách xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia hay không?
 - Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn-tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Ở tất cả các trường ĐH, CĐ, thí sinh đậu thông qua 2 hình thức xét tuyển này đều vào học cùng một chương trình đào tạo như nhau, giáo trình như nhau. Khi ra trường các em đều được cấp bằng tốt nghiệp có giá trị như nhau.
 Lý do là vì mỗi hình thức đều có một tiêu chuẩn đầu vào nhất định đảm bảo yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Những hình thức này được các trường thực hiện nhằm giúp thí sinh có nhiều cơ hội vào ĐH, chứ bằng tốt nghiệp không thể hiện cách mà các em thi vào trường.
* Nhiều học sinh hỏi về điều kiện tuyển sinh của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Thưa Thầy sức học của em chỉ đạt ở mức trung bình. Với sức học đó, cơ hội trúng tuyển vào trường có cao không? (Hoàng Minh Quốc, Long An).
 * Nếu không may em không trúng tuyển kỳ thi tốt nghiệp quốc gia, thầy tư vấn cho em cơ hội để được học ngành kế toán của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. (Bùi Quốc Huy, Tiền Giang).
* Xin Thầy cho em hỏi chỉ tiêu xét tuyển học bạ của Trường ĐH Công nghệ là bao nhiêu? (Cao Thanh Long, Bến Tre).
 - Thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn-tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Nếu sức học trung bình, các em cũng phải đạt điều kiện là tốt nghiệp THPT. Cơ hội trúng tuyển vào trường sẽ cao hơn với đợt 1 từ nay đến ngày 30.7. Các em có thể đăng ký tuyển sinh trực tuyến trên website của trường. Ngành kế toán của trường xét tuyển 4 tổ hợp môn (tham khảo thêm website của trường). Về chỉ tiêu xét tuyển học bạ, trường dành 30% tổng chỉ tiêu.
* Em là một học sinh khá, 3 năm cấp ba em đều đạt loại khá, khả năng em học tốt 3 môn toán, văn, Anh nhưng hóa, lý thì em học trung bình. Em đăng ký học ngành tài chính ngân hàng. Vậy với điều kiện xét tuyển tốt nghiệp THPT kết hợp với học bạ, em có khả năng đậu cao không? Nếu trúng tuyển em cần rèn luyện thêm những gì khi học ngành tài chính. (Nguyễn Trung Dũng, Bình Dương)
* Ngành Quản trị kinh doanh của trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM năm nay lấy bao nhiêu chỉ tiêu? Ngành này trường có xét tuyển học bạ của học sinh không? Điều kiện xét tuyển như thế nào? Mong thầy Nguyên tư vấn giúp em. Em cảm ơn thầy! (Đặng Văn Hiền, Hà Nội)
* Thế mạnh của trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM là gì? Ngành học nào của trường được cho là “hot”nhất, điều kiện ra trường và kiếm việc làm của ngành này hiện nay ra sao? Những ngành “hot” trường có xét tuyển riêng không? (Cao Văn Tuấn, TP.HCM)
* Em muốn đăng ký học ngành tiếng Anh quan hệ quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM thì em cần xét tuyển những môn nào? Ngoài phải học tốt Anh văn thì cần học tốt những môn nào để có thể thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào trường. (Ngô Quý Phước, Đà Nẵng)
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế tài chính TP.HCM: Thí sinh nên tranh thủ làm hồ sơ học bạ để tranh cơ hội trúng tuyển cho mình trong thời gian chờ đợi thi THPT quốc gia. Tất cả các ngành đều có tổ hợp môn toán, văn, tiếng Anh nên đây là lợi thế của em. Em chỉ cần tốt nghiệp THPT thì đều có thể xét vào các ngành với cơ hội đậu cao.
Để học ngành tài chính ngân hàng, các em cần có tố chất như yêu thích tính toán, con số, có trí nhớ tốt, là ngành đặc thù nên phải có sự nhạy bén trong xử lý công việc trong vấn đề tài chính. Ngoài chuyên môn giỏi thì các em cần có kỹ năng tốt và tiếng Anh để hội nhập.
Ngành quản trị kinh doanh năm nay trường xét 300 chỉ tiêu. Em có thể xét tuyển theo học bạ, với điểm trung bình 3 năm cấp ba từng môn trong tổ hợp môn xét tuyển đạt 6.0 điểm trở lên đối với bậc ĐH và 5.5 điểm đối với bậc CĐ.
Từ khi thành lập tới nay, thế mạnh của trường là đào tạo khối ngành kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó trường còn đào tạo thêm 2 ngành mới là luật kinh tế, ngôn ngữ Anh. Các em sẽ được học trong môi trường học tập quốc tế, sĩ số mỗi lớp chỉ từ 30, 35, 40 sinh viên tùy vào từng ngành.
Các em nên hiểu, không có ngành “hot” nhất mà chỉ có người “hot”. Vì ngành nào mà các em thực sự nổi bật thì sẽ đều trở thành “hot”. Ngành ngôn ngữ Anh tại trường có 3 chuyên ngành: tiếng Anh thương mại, biên phiên dịch và quan hệ quốc tế. Xét tuyển bằng 2 hình thức xét tuyển học bạ và xét điểm thi THPT quốc gia.
Khép lại chương trình, thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn-tuyển sinh-truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM  đã chia sẻ bí quyết xét tuyển học bạ đạt hiệu quả nhất: Có ba điểm cần lưu ý là các em nên đăng ký ở đợt sớm nhất. Các em đừng chần chừ chờ trúng tuyển kì thi quốc gia mới nộp hồ xét tuyển. Các em nên chọn tổ hợp môn mà mình đạt điểm cao nhất. Cuối cùng, các em có thể đăng ký vào nhiều ngành chứ không nên nộp một ngành, để không được ngành này thì được ngành khác.
Được biết, vào ngày 3/6/2015 tới đây, chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến sẽ tiếp tục diễn ra với chủ đề “Tiếp sức mùa thi”, khách mời là đại diện Bộ GD-ĐT, Hội Sinh viên VN, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên của 2 cụm thi lớn nhất nước Hà Nội và TP.HCM.

 
Trần Hà (tổng hợp)

Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Sôi nổi cuộc thi văn nghệ chào mừng Đại hội Chi bộ UEF

Trước thềm Đại hội Chi bộ trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, sáng ngày 26/5/2015, Công Đoàn trường cùng Chi đoàn Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên tổ chức cuộc thi văn nghệ chào mừng Đại hội. Cuộc thi thu hút đông đảo công đoàn viên toàn trường tham gia.
Chương trình có sự hiện diện của Ban giám hiệu cùng lãnh đạo các đơn vị trong trường tham dự. 

Tiết mục tốp ca “Hát mãi khúc quân hành” ghi điểm với Ban giám khảo với phần dàn dựng kỹ lưỡng

Với nội dung xoay quanh những ca khúc ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước; ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tinh thần xung khích của thanh niên, tình cảm thầy trò, bè bạn... cuộc thi diễn ra sôi nổi với đa dạng các thể loại: đơn ca, song ca, tốp ca của công đoàn viên đến từ các Phòng, Khoa, Trung tâm nhà trường.  
 
 
Ca khúc “Bác Hồ một tình yêu bao la” dạt dào cảm xúc được Bác sỹ Lê Anh Hoa gửi đến cuộc thi
 
Thầy Phạm Thanh Phong – Khoa Công nghệ thông tin da diết với “Đất nước tình yêu” trong cuộc thi

Trên tinh thần giao lưu văn nghệ vui tươi, hữu ích, cuộc thi thành công với hơn 20 tiết mục được trình diễn. Không khí vui tươi, phấn khởi của cuộc thi đã góp phần thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng viên Chi bộ UEF, hướng tới Đại hội Đảng các cấp. Đồng thời, đây cũng là hoạt động tạo môi trường giao lưu giữa các đơn vị sau những giờ làm việc, góp phần thắt chặt tình đoàn kết trong nhà trường. 
Theo Ban tổ chức, kết quả cuộc thi sẽ được công bố tại Đại hội Đảng viên Chi bộ diễn ra ngày 10/6/2015 tới đây nhằm góp thêm thành công cho Đại hội. Bên cạnh đó, các tiết mục xuất sắc đạt giải sẽ được công diễn trong Đại hội.
Tin: Trần Hà, Ảnh: Dự Tây

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

UEF tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ II

Ngày 23/5/3015, trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã tổ chức long trọng buổi Lễ công bố Quyết định công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ II. Theo đó, TS. Nguyễn Thanh Giang được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ký quyết định số 2234/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 công nhận giữ chức vụ Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 2015 – 2019. 
Buổi Lễ có sự hiện diện của Ông  Đỗ Quốc Anh – Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ông Lê Văn Nhung - Trưởng Phòng Văn Xã thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM, Ông Phạm Ngọc Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, Ông Phạm Thiên Kha – Phó Bí thư thường trực Đảng ủy khối các trường ĐH-CĐ và TCCN TP.HCM, Ông Lương Thanh Tòng – Công an TP.HCM cùng Hội đồng Quản trị, Ban Giám hiệu nhà trường và toàn thể Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên.

TS. Kiều Xuân Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị UEF giới thiệu quá trình xây dựng, trưởng thành cũng như định hướng phát triển cho UEF trong giai đoạn tới 
  
Tại buổi Lễ, TS. Kiều Xuân Hùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị UEF đã gửi đến Hiệu trưởng nhiệm kỳ I - NGND.GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền cùng toàn thể Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên đã và đang công tác tại trường lời tri ân sâu sắc vì những cống hiến không mệt mỏi để có được thành quả của ngày hôm nay. Đồng thời, TS. Kiều Xuân Hùng cũng đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của UEF cũng như thay mặt Hội đồng Quản trị gửi đến Ban lãnh đạo mới của nhà trường những định hướng phát triển cho UEF trong giai đoạn tới với những mục tiêu và chiến lược cụ thể:
Tiếp tục giữ vững và phát huy thế mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc hoàn thiện chương trình đào tạo, giáo trình, phương pháp giảng dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, hướng tới chuẩn giáo dục đại học quốc tế, kết hợp tiếp nhận tinh hoa của những nền giáo dục tiên tiến thế giới nhằm đào tạo nguồn nhân lực ưu tú đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập;
Triển khai và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo ở nhiều phương diện, đặc biệt xúc tiến, đưa dự án cơ sở đào tạo tại Nam Sài Gòn vào khai thác, sử dụng theo đúng mục tiêu đề ra đảm bảo tốt nhất môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế cho sinh viên;
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng dạy và quản lý trình độ cao, có đạo đức nghề nghiệp vững vàng và tâm huyết nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo sinh viên giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo và có bản lĩnh nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu khắc khe nhất của doanh nghiệp. Tiếp tục kiện toàn cơ cấu, bộ máy tổ chức, đảm bảo vận hành nhịp nhàng và hiệu quả chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu chung của trường đã đề ra, đưa vị thế của UEF ngày càng tiến xa hơn, hướng đến trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, không ngừng phát triển cùng tiến trình hội nhập toàn cầu, xứng tầm là đại học chuẩn quốc tế.
 
 
TS. Kiều Xuân Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị UEF, PGS.TS. Ngô Cao Cường - Phó Hiệu trưởng Nhà trường tặng hoa tri ân đến NGND.GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền -  Hiệu trưởng nhiệm kỳ I
 
Lãnh đạo Nhà trường chụp ảnh lưu niệm cùng NGND.GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền
 
NGND.GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền bày tỏ cảm nghĩ trước thời khắc chuyển giao nhiệm vụ

Được biết, NGND.GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền sẽ tiếp tục là Cố vấn cao cấp của Hội đồng Quản trị nhà trường, đồng thời là Tổng Biên tập tạp chí “Hội nhập và Phát triển” của UEF – một tạp chí khoa học uy tín của trường nói riêng và cộng đồng các trường Đại học – Cao đẳng nói chung. 
 
Ông Lê Văn Nhung, Trưởng Phòng Văn Xã thuộc Ủy ban Nhân dân TP.HCM đọc Quyết định Công nhận Hiệu trưởng nhiệm kỳ II của UEF
 
 
Ông Đỗ Quốc Anh - Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ông Phạm Ngọc Thanh – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM  trao Quyết định
và  tặng hoa chúc mừng TS. Nguyễn Thanh Giang
 
Tại buổi Lễ, TS. Nguyễn Thanh Giang – Hiệu trưởng nhiệm kỳ II của UEF cũng đã phát biểu nhận nhiệm vụ mới với quyết tâm cao nhất để đưa UEF đạt được những mục tiêu chiến lược mà nhà trường đã đề ra trong giai đoạn tới. Tân Hiệu trưởng cũng gửi lời cảm ơn đến Hội đồng Quản trị đã tin tưởng giao phó nhiệm vụ và gửi lời kêu gọi đoàn kết toàn trường đến tập thể Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên UEF. 

TS. Nguyễn Thanh Giang – Hiệu trưởng nhiệm kỳ II phát biểu nhận nhiệm vụ

Khép lại buổi Lễ có tính bước ngoặt này, Ông  Đỗ Quốc Anh – Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chỉ đạo sát sao cũng như đặt kỳ vọng vào Ban lãnh đạo mới, đặc biệt là Tân Hiệu trưởng với tuổi trẻ, nhiệt huyết sẽ lãnh đạo tập thể nhà trường đạt được nhiều thành tựu phát triển mới trong tương lai. Đặc biệt, đưa thương hiệu UEF phát triển xứng tầm là trường đại học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng đến trở thành một trong những trường đại học chuẩn quốc tế hàng đầu Việt Nam và vươn xa hơn nữa trong tiến trình hội nhập toàn cầu như sự trông đợi, kỳ vọng của các cấp lãnh đạo.

Ông  Đỗ Quốc Anh – Vụ trưởng, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ

Tin: Trần Hà, Ảnh: Dự Tây

Thí sinh được điều chỉnh môn thi

(TNO) - Bộ GD-ĐT sẽ cấp quyền để các trường ĐH chủ trì cụm thi THPT quốc gia chỉnh sửa hồ sơ đăng ký dự thi cho thí sinh từ nay đến hết ngày 27.5.
Đây là một trong những nội dung đáng lưu ý trong buổi làm việc của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác tổ chức thi THPT quốc gia diễn ra tại UBND TP.HCM sáng 22.5.
Chỉnh sửa tại cụm thi ĐH hoặc nơi đăng ký dự thi
Tại buổi làm việc, PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết cụm thi này đã nhận được 5 yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ của thí sinh (TS). “Dù quy chế ghi rõ sau 30.4 không được phép chỉnh sửa môn thi, nhưng TS muốn thay đổi nguyện vọng, nếu có đơn và lý do chính đáng thì vẫn nên tạo điều kiện để được chỉnh sửa”, ông Dũng đề xuất.
Trước thực tế này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đặt vấn đề nên chăng cho phép TS có nguyện vọng được điều chỉnh hồ sơ dự thi trước, thay vì đợi đến đúng ngày làm thủ tục dự thi (30.6) nhằm tránh dồn dập. Trả lời Phó thủ tướng, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết sau khi kết thúc thời gian đăng ký dự thi vào 30.4, TS đã có khoảng thời gian 20 ngày để yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ thông qua tài khoản trực tuyến được cấp theo tuyến sở GD-ĐT.

Thí sinh tự do nộp và chỉnh sửa hồ sơ đăng ký dự thi tại Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, bổ sung: “Đến thời điểm này, số TS muốn thay đổi nguyện vọng chắc chắn không nhiều. Với những trường hợp đặc biệt vẫn được phép điều chỉnh hồ sơ đăng ký dự thi đến hết ngày 27.5. Bên cạnh các sai sót về thông tin cá nhân, có thể điều chỉnh môn thi”.
Về cách thức chỉnh sửa hồ sơ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng việc cho phép chỉnh sửa hồ sơ tại cụm thi do trường ĐH chủ trì sẽ không hợp lý vì TS phải di chuyển từ các địa phương khác. Ông Mai Văn Trinh khẳng định: “Có thể khai báo việc chỉnh sửa hồ sơ tại điểm đăng ký dự thi hoặc tại cụm thi do trường ĐH chủ trì mà TS đăng ký dự thi. Các điểm đăng ký dự thi có trách nhiệm chuyển dữ liệu chỉnh sửa về cho các cụm thi thực hiện và TS không cần phải di chuyển xa”. 
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ cần sớm có công điện chính thức, thông báo rộng rãi tới TS về việc này.
Lo ngại về phần mềm tuyển sinh
Phần mềm tuyển sinh quốc gia cũng là băn khoăn của các trường tại buổi làm việc. Ông Đặng Vũ Ngoạn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết phần mềm xét tuyển đang chạy thử nhưng tương đối phức tạp. Tương tự, đại diện Trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng lo lắng nếu có bất cứ một trục trặc nào trong phần mềm tuyển sinh chung sẽ đều ảnh hưởng lớn đến công tác thi và xét tuyển trên toàn quốc. 
Ông Mai Văn Trinh nói thêm, đến thời điểm này các cụm thi đã được cấp tài khoản để chạy phần mềm và mọi việc đang ổn định. Khó khăn trong việc nhập dữ liệu chỉ xảy ra với TS tự do, vì đối tượng này khai báo thông tin không chính xác. Còn quy trình xét tuyển, ông Trinh khẳng định sẽ đảm bảo cho phép TS điểm cao hơn trúng tuyển vào ĐH trước và xét tuyển dần cho đến khi hết chỉ tiêu.
Dù vậy, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn nhắc nhở không được để xảy ra trường hợp TS điểm cao vẫn trượt ĐH, dù chỉ một.

Những môn ít thí sinh dự thi có thể dồn lại
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đặt vấn đề sự chênh lệch số lượt TS đăng ký dự thi các môn tại cụm này rất lớn, môn cao nhất trên 16.000 trong khi môn thấp nhất chỉ hơn 1.000 TS. Nếu xếp TS ngẫu nhiên sẽ xảy ra tình trạng có những buổi số TS dự thi rất thấp. Vì vậy, cần cho phép các trường có thể gom TS vào các điểm thi nếu số lượng dự thi thấp. Trong khi đó, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng cụm thi chỉ dồn phòng chứ không dồn địa điểm để tránh TS phải di chuyển xa.
Trước các ý kiến này, ông Mai Văn Trinh cho hay các cụm có thể sắp xếp theo nguyên tắc dồn TS trong cùng điểm thi và phần mềm sẽ hỗ trợ việc này.
 
 
Hà Ánh

Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Thi để xét tốt nghiệp THPT: Vẫn có thể đậu... đại học, cao đẳng

TT - Theo số liệu thống kê từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia để dùng kết quả xét tuyển ĐH, CĐ là hơn 725.000 thí sinh. 
Trong khi đó ở các kỳ tuyển sinh “ba chung” những năm trước, số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ thường lên đến mức xấp xỉ 2 triệu hồ sơ.
Phải chăng lượng thí sinh có nguyện vọng vào ĐH, CĐ năm nay sụt giảm mạnh so với trước đây? Hay nhiều thí sinh vì lo ngại khả năng đỗ tốt nghiệp thấp nên chỉ đăng ký thi với mục đích duy nhất công nhận tốt nghiệp THPT để được dự thi ở cụm địa phương cho đỡ áp lực?
Thí sinh xét tuyển vào ĐH, CĐ: giảm hay không?
Trong khi mọi năm tỉ lệ học sinh phổ thông không thi ĐH, CĐ chỉ ở mức 20 , thì năm nay số liệu chính thức từ Bộ GD-ĐT cho thấy số thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia chỉ với một mục đích xét công nhận tốt nghiệp chiếm đến 28 tổng số thí sinh dự thi.
Thậm chí, nếu trong tương quan so sánh riêng với học sinh đang học lớp 12 (không kể thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT các năm trước, năm nay chỉ thi để xét tuyển ĐH, CĐ) thì tỉ lệ học sinh lớp 12 không đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ bằng kết quả thi THPT quốc gia chiếm đến 1/3.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Văn Nghĩa - phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT - cho biết mọi năm số hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ khoảng 2 triệu hồ sơ, nhưng trong đó có khoảng 30 hồ sơ ảo và số lượng lượt thí sinh dự thi thực tế là 1,4 triệu người.
Tuy nhiên, số thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay cũng không quá giảm so với lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ các năm trước. Ông Nghĩa lý giải mọi năm do thí sinh đăng ký thi ba đợt (hai đợt thi ĐH và một đợt thi CĐ) nên rất khó thống kê chính xác được tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT không dự thi ĐH, CĐ.
“Các năm trước ước tính trung bình cả nước có hơn 20 thí sinh tốt nghiệp THPT không dự thi ĐH, CĐ mà đi học nghề hay học các khóa đào tạo kỹ năng ngắn hạn khác để tham gia thị trường lao động. Năm nay số liệu rõ ràng hơn nên có thể thống kê chính xác qua thông tin đăng ký của thí sinh. Năm nay thí sinh thi ở cụm thi địa phương chiếm tỉ lệ 28 là đối tượng lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT để có thể đi học nghề hay tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có đề án tự chủ tuyển sinh” - ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa cũng khẳng định quy trình tổ chức cụm thi dù do ĐH chủ trì hay Sở GD-ĐT chủ trì đều tương đương nhau, loại cụm thi nào cũng có sự tham gia của trường ĐH. Hiện tại trên cả nước có ba địa phương là TP.HCM, Bình Dương và Đà Nẵng không có cụm thi địa phương.
Theo đó, những thí sinh ở các địa phương này dù chỉ có mục tiêu thi để xét tốt nghiệp cũng sẽ phải thi ở cụm thi do ĐH chủ trì.

 
Đông đảo phụ huynh và thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2015 tại văn phòng đại diện - Ảnh: Như Hùng

Thi ở cụm địa phương: cơ hội vào gần 200 trường ĐH, CĐ
Trong thống kê chung của cả nước, các địa phương có tỉ lệ thí sinh đăng ký dự thi chỉ để tốt nghiệp THPT cao chủ yếu nằm ở địa phương có mặt bằng học lực chung của học sinh hạn chế.
Trong khi các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng số học sinh chỉ thi để xét tốt nghiệp THPT chiếm chưa đầy 10 thì ở nhiều địa phương, tỉ lệ này lên đến 40-50 .
Tại Đắk Nông, theo số liệu thống kê ban đầu, trong tổng số hơn 6.500 thí sinh đăng ký dự thi có 1.800 thí sinh chỉ có nguyện vọng thi để xét tốt nghiệp THPT, chiếm khoảng 28. Tại Điện Biên, trong hơn 6.300 thí sinh đăng ký dự thi, số thí sinh chỉ có nguyện vọng thi để xét tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 45.
Tại Lạng Sơn, ngoài gần 1.600 thí sinh tự do, trong hơn 8.600 học sinh lớp 12, có đến hơn 50 học sinh đang học lớp 12 trong tỉnh chỉ đăng ký để thi tốt nghiệp THPT.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định thí sinh cũng đã biết nếu thi ở cụm thi địa phương thì các em chỉ sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT, và nếu có nguyện vọng xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chỉ được xét tuyển vào các trường có đề án tự chủ tuyển sinh, sử dụng kết quả học tập và tốt nghiệp THPT.
Như vậy, thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT vẫn có cơ hội vào ĐH. “Năm nay có gần 200 trường ĐH, CĐ - tức gần 50 tổng số trường ĐH, CĐ trong cả nước - có đề án tự chủ tuyển sinh phù hợp với quy chế đã được bộ xác nhận (so với năm 2014 chỉ có khoảng 60 trường). Phần lớn các đề án tự chủ tuyển sinh đều dành một phần chỉ tiêu toàn trường hoặc dành một phần chỉ tiêu của một số ngành để xét theo kết quả học tập ở THPT. Điều kiện xét tuyển, thời gian, hồ sơ đăng ký xét tuyển đều được quy định trong các đề án tự chủ tuyển sinh của các trường. Các em phải theo dõi thông tin tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của trường và của Bộ GD-ĐT để đăng ký xét tuyển” - ông Ga nói.
Theo PGS.TS Lê Hữu Lập - nguyên phó giám đốc Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, đây không chỉ là cơ hội của thí sinh mà còn là cơ hội với các trường khó tuyển sinh, khi được bổ sung một nguồn tuyển tương đối dồi dào từ học sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp THPT.
Tuy nhiên, không chỉ có gần 200 trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng - mà chủ yếu qua xét tuyển kết quả học tập - sẵn sàng đón nhận thí sinh chỉ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Cơ hội vào ĐH còn mở ra với những học sinh này nếu những học sinh này thuộc đối tượng ưu tiên huyện nghèo theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ chính quy.

Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia
Theo thông tin từ Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD-ĐT, số liệu thống kê trên toàn quốc cho thấy tổng số thí sinh đăng ký dự kỳ thi THPT quốc gia là 1.004.484 thí sinh.
Trong đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi chỉ để xét tốt nghiệp: 279.001 thí sinh, tổng số thí sinh dự thi với hai mục đích vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển vào ĐH, CĐ là 592.934.
Còn lại, tổng số thí sinh tự do, đã tốt nghiệp THPT các năm trước, chỉ đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển vào ĐH là 132.552 thí sinh.
Số liệu cụ thể thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia theo môn thi như sau: toán: 959.299 (95,5 thí sinh dự thi); văn: 937.304 (93,3 ); ngoại ngữ: 743.067 (74 ); lý: 470.867 (46,9 ); hóa: 459.310 (45,7 ); sinh: 283.033 (28,2 ); sử: 153.688 (15,3 ); địa: 386.941 (38,5 ).
NGỌC HÀ - VĨNH HÀ

Nguồn: Tuổi trẻ

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Nhiều hoạt động hè ý nghĩa dành cho sinh viên UEF

Đến hẹn lại lên, các bạn sinh viên năng động của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) sẽ có thêm nhiều chương trình thiện nguyện vì cộng đồng, chung tay viết nên những trang hoạt động hè ý nghĩa.
Hòa vào không khí tình nguyện chung của tuổi trẻ cả nước, Đoàn trường UEF đã phát động nhiều chiến dịch tình nguyện hè đa dạng như Tiếp sức mùa thi 2015, Mùa hè xanh và chiến dịch hè tình nguyện UEF. 
Khởi động chiến dịch hè năm nay là chiến dịch Tiếp sức Mùa thi. Sinh viên UEF sẽ đồng hành cùng sinh viên, thanh niên toàn thành phố hỗ trợ thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia tại 8 cụm thi tại TP.HCM. Chương trình diễn ra từ ngày 13/6 đến ngày 5/7/2015 với các hoạt động đưa đón, hướng dẫn đường đi, giới thiệu nhà trọ, thông tin tư vấn kịp thời nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh và các thí sinh dự thi.


 Tuổi trẻ UEF luôn tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng
Kết thúc chương trình hỗ trợ thí sinh, từ 19/7 đến 16/8,  sinh viên tình nguyện UEF tiếp tục ra quân Mùa hè xanh  cùng sinh viên các trường bạn trong những hoạt động chung do Thành Đoàn triển khai. Các hoạt động tình nguyện sẽ thực hiện trên địa bàn Quận Bình Thạnh, bao gồm tổ chức ôn tập hè, thăm hỏi gia đình chính sách nhân ngày Thương binh liệt sỹ 27/7, phát cơm từ thiện tại các bệnh viện, đường phố...
 Mỗi một vùng đất đi qua, màu áo xanh UEF luôn để lại ấn tượng đẹp
Bên cạnh hoạt động tình nguyện chung của sinh viên và thanh niên thành phố, sinh viên UEF sẽ cùng nhau trải qua chiến dịch tình nguyện hè do Đoàn Thanh niên trường triển khai từ 16/8 - 30/8. Các hoạt động Hè tình nguyện của UEF dự kiến sẽ diễn ra tại tỉnh Đồng Tháp. Sinh viên UEF sẽ góp sức cho các hoạt động cộng đồng nổi bật như: Tuyên truyền luật an toàn giao thông đường bộ; ra quân tuyên truyền và làm vệ sinh môi trường, tập huấn kỹ năng hoạt động đoàn cho đoàn viên thanh niên; thực hiện các công trình giao nông thôn, các công trình thuỷ lợi nội đồng, sinh hoạt hè cho các em thiếu nhi,…
Các hoạt động trong chiến dịch hè năm 2015 không chỉ  góp phần tạo nên hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện UEF mà còn giúp các bạn sinh viên góp sức trẻ, đến cộng đồng, có những trải nghiệm bổ ích và ý nghĩa trong quãng đời sinh viên.


• Sinh viên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2015 tải mẫu đăng ký tại đây và nộp trực tiếp về Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM – Địa chỉ: 33 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1).Thời hạn đăng ký: Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30/5/2015
• Sinh viên tham gia hoạt động Mùa hè xanh, Hè tình nguyện UEF sẽ đăng ký trực tiếp tại Văn phòng Đoàn – Phòng Công tác sinh viên UEF từ ngày 18/50 - 19/6. 

Trần Hà

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Cùng UEF nhìn lại hành trình Plus 3 năm 2015

Diễn ra từ ngày 4/5/2015 đến ngày 16/5/215, chương trình giao lưu học thuật Plus 3 – 2015 giữa sinh viên trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF) và sinh viên Đại học Pittburgh (Hoa Kỳ) đã kết thúc tốt đẹp. Như một lời tạm biệt và đánh dấu mốc 7 năm hợp tác trao đổi sinh viên giữa hai trường, chúng ta cùng nhìn lại những khoảnh khắc ý nghĩa trong chương trình Plus 3 năm nay.
 
Sinh viên UEF trong vai trò là bạn bè và  người đồng hành cùng sinh viên Đại học Pittsburgh trong suốt hành trình Plus 3
 

Đúng 8h30, ngày 4/5/0215, Đoàn sinh viên Đại học Pittsburgh do Giáo sư David Berman giữ vai trò Trưởng đoàn có mặt tại UEF
 

Lễ tiếp đón 20 sinh viên Đại học Pittsburgh mang đậm bản sắc UEF 

 

Khởi đầu hành trình là chương trình học tiếng Việt cùng giảng viên Trần Thị Tuyết
 
Sinh viên hai trường tham quan thực tế tại  Tập đoàn Phú Mỹ Hưng 
 
Học tập chuyên đề “Quy hoạch và phát triển đồng bằng Sông Cửu Long” cùng PGS.TS. Lê Quang Minh, Chủ tịch Hội đồng Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học Quốc gia Tp.HCM  
 
Tham quan thực tế tại Công ty truyền thông kỹ thuật số Glass Egg để tìm hiểu về quy trình sản xuất công nghệ  Game hàng đầu hiện nay  
 
Sinh viên UEF và sinh viên Đại học Pittsburgh trong giờ học lịch sử, văn hóa Việt 
 
Tham quan vùng đất thép Địa đạo Củ Chi

 
Dã ngoại và trải nghiệm chuyến du lịch thú vị cùng nhau tại Vũng Tàu


Sinh viên hai tham quan Chợ Bến Thành vào buổi tối để tìm hiểu về văn hóa
 
Những ngày cuối cùng của hành trình, sinh viên hai trường đã có chuyến học tập thực tế tại Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore. 
 
Sinh viên Đại học Pittsburgh cùng trải nghiệm tinh túy ẩm thực Việt trong một chương trình chế biến món ăn truyền thống tại Khách sạn New World. 
 
Tìm hiểu lịch sử Việt Nam trong chuyến tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh
 
Trẻ trung trong các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao mang đậm tinh thần đoàn kết 



Hình ảnh lưu giữ kỷ niệm giữa sinh viên hai trường trong tiệc chia tay tối 15/5

Plus 3 – 2015 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ về tinh thần học hỏi, giao lưu và gắn kết bè bạn. Hẹn gặp lại những sinh viên Đại học Pittsburgh đầy năng động, dễ mến và giàu tinh thần đoàn kết trong chương trình giao lưu học thuật vào năm 2016!
Tin: Trần Hà, Ảnh: Dự Tây, Phú Quang