Hơn 520 học sinh Trường THPT chuyên Tiền Giang (TP Mỹ Tho, Tiền Giang) vừa có chuyến tham quan, tìm hiểu ngành nghề tại các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ở phần gặp gỡ đại diện các trường, một “rừng” cánh tay của học sinh đã giơ lên đưa ra những băn khoăn về ngành nghề mình sẽ chọn.
Có nên theo hay không?
Một học sinh lớp 10 mở đầu: “Tình hình kinh tế đang suy thoái. Báo chí nói ngân hàng không thưởng Tết nữa, chắc là do làm ăn không có lời. Như vậy, tụi em có nên theo ngành ngân hàng nữa hay không?”.
Câu hỏi thứ hai, bạn Phan Trọng Tín - học sinh lớp 12 chuyên hóa - khiến hội trường ồ lên khi bạn tìm hiểu rất kỹ và dẫn chứng số người trong ngành kinh tế thất nghiệp và cả việc Bộ GD-ĐT tạm dừng mở thêm một số ngành thuộc khối ngành kinh tế. “Nhiều người nói theo ngành kinh tế trong thời điểm này là lựa chọn... không phù hợp. Em băn khoăn quá” - Tín nói.
Trước khi trả lời, thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật, nhận định câu hỏi “có tính chất rộng”.
Thạc sĩ Dương tư vấn: “Các em có thể thấy bất cứ một nền kinh tế nào cũng có những chu kỳ phát triển, suy thoái. Đây là giai đoạn chúng ta đang ở ngưỡng suy thoái của một chu kỳ kinh tế. Khi qua giai đoạn này, nền kinh tế sẽ khôi phục và phát triển mạnh hơn. Hiện nay và trong những năm tới, ngành tài chính - ngân hàng đang hướng đến nhân lực có chất lượng cao hơn, có khả năng hội nhập tốt hơn và có thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp hơn”.
Thạc sĩ Dương nói thêm: “Các bạn có thể quan sát, phần lớn các nhà kinh tế học nổi tiếng đều phát sinh từ những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Ở những giai đoạn này, các bạn có thể phân tích được những cú sốc, điểm khác biệt của nền kinh tế. Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn này, nếu bạn nào thật sự quan tâm đến khối ngành kinh tế, và nghĩ rằng năng lực thật sự của bản thân phù hợp căn cứ trên những nguồn thông tin đầy đủ, chính xác thì nên đi theo định hướng của mình chứ đừng vì kinh tế suy thoái mà đổi sang lĩnh vực khác”.
Bạn Trường An - cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật, người dẫn chương trình cho buổi giao lưu - đã nhận được những tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt từ các bạn học sinh khi nhắn nhủ: “Biết đâu, trong các bạn học sinh ngồi đây lại xuất hiện những nhà kinh tế giỏi khôi phục sự phát triển của nền kinh tế”.
Mạnh dạn chọn ngành yêu thích
Không chỉ băn khoăn của những bạn yêu thích ngành kinh tế của Trường THPT chuyên Tiền Giang, trong bốn chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT tổ chức tại Đồng Nai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, ban tư vấn lại nhận được câu hỏi về việc có nên theo ngành kinh tế hay không.
Trong chương trình tổ chức tại Gia Lai giữa tháng 1, một học sinh hỏi: “Có phải năm nay ngành kinh tế sẽ giảm chỉ tiêu và không tuyển sinh nữa hay không? Gần đây, ngành tài chính ngân hàng đang suy thoái, vậy theo ngành này có việc làm hay không?”. Tương tự, nhiều bạn khác tại các chương trình cũng bày tỏ “nguy cơ thất nghiệp của ngành kinh tế”.
Chia sẻ với bạn, TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bạn cũng thấy khá nhiều trường ĐH, CĐ mở ngành tài chính, ngân hàng. Việc mở ngành mới tại các trường được Bộ GD-ĐT thẩm định và cho phép. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này trong thời điểm kinh tế toàn cầu suy giảm, dẫn đến cơ hội việc làm không cao như dự báo 5-7 năm trước đó. Đặc biệt, các chuyên ngành ngân hàng, chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều.
“Theo tôi, khi nền kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, nhu cầu nhân lực tài chính - ngân hàng vẫn khá cao, đặc biệt là trình độ ĐH và sau ĐH. Nếu thích lĩnh vực này, em có thể chọn đăng ký dự thi. Em lưu ý rằng có thích thú, đam mê mới có thể học tốt, thực hiện được các mục tiêu của mình đặt ra. Cơ hội việc làm sẽ mở rộng với người học nếu tốt nghiệp từ các trường có kinh nghiệm đào tạo, đội ngũ giảng viên trình độ cao, được trang bị các kỹ năng cần thiết phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Trong ngành tài chính - ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ngoài ngân hàng, chứng khoán còn có các chuyên ngành khác thu hút nhiều sinh viên giỏi đăng ký như tài chính doanh nghiệp, tài chính công, bảo hiểm... Các em hãy mạnh dạn chọn ngành mình yêu thích” - thầy Trần Thế Hoàng nhắn nhủ.
Việc làm phụ thuộc vào năng lực bản thân
Tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2013 ở Đồng Nai, một học sinh Trường THPT Long Khánh đặt câu hỏi: “Ban tư vấn có thể cho em cái nhìn tổng quát về ngành tài chính, ngân hàng hiện nay?”. Th.S Lâm Tường Thoại (ĐH Quốc gia TP.HCM) tư vấn: “Tôi muốn cung cấp cho em tổng quát về phía nhu cầu xã hội. Hiện các ngân hàng đang sát nhập. Do đó, tình hình nhu cầu nhân lực tài chính, ngân hàng đang chững lại nhưng không có nghĩa là không tuyển thêm nhân lực của các ngành này. Với những trường đã đào tạo ngành này rồi thì không tăng thêm chỉ tiêu. Do đó, chỉ tiêu ngành này có thể sẽ bằng và ít hơn mọi năm. Tuy nhiên, các em lưu ý, xuất phát từ sự đam mê, hứng thú của mình thì vẫn dự thi. Tôi nhấn mạnh, nếu các em thật sự đam mê thì cố gắng hết sức vì không phải thi vào ngành này là không có việc làm. Có việc làm hay không phụ thuộc vào năng lực bản thân”.
Ở phần gặp gỡ đại diện các trường, một “rừng” cánh tay của học sinh đã giơ lên đưa ra những băn khoăn về ngành nghề mình sẽ chọn.
Có nên theo hay không?
Một học sinh lớp 10 mở đầu: “Tình hình kinh tế đang suy thoái. Báo chí nói ngân hàng không thưởng Tết nữa, chắc là do làm ăn không có lời. Như vậy, tụi em có nên theo ngành ngân hàng nữa hay không?”.
Câu hỏi thứ hai, bạn Phan Trọng Tín - học sinh lớp 12 chuyên hóa - khiến hội trường ồ lên khi bạn tìm hiểu rất kỹ và dẫn chứng số người trong ngành kinh tế thất nghiệp và cả việc Bộ GD-ĐT tạm dừng mở thêm một số ngành thuộc khối ngành kinh tế. “Nhiều người nói theo ngành kinh tế trong thời điểm này là lựa chọn... không phù hợp. Em băn khoăn quá” - Tín nói.
Trước khi trả lời, thạc sĩ Dương Tôn Thái Dương, phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế - Luật, nhận định câu hỏi “có tính chất rộng”.
Thạc sĩ Dương tư vấn: “Các em có thể thấy bất cứ một nền kinh tế nào cũng có những chu kỳ phát triển, suy thoái. Đây là giai đoạn chúng ta đang ở ngưỡng suy thoái của một chu kỳ kinh tế. Khi qua giai đoạn này, nền kinh tế sẽ khôi phục và phát triển mạnh hơn. Hiện nay và trong những năm tới, ngành tài chính - ngân hàng đang hướng đến nhân lực có chất lượng cao hơn, có khả năng hội nhập tốt hơn và có thái độ nghề nghiệp chuyên nghiệp hơn”.
Thạc sĩ Dương nói thêm: “Các bạn có thể quan sát, phần lớn các nhà kinh tế học nổi tiếng đều phát sinh từ những giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Ở những giai đoạn này, các bạn có thể phân tích được những cú sốc, điểm khác biệt của nền kinh tế. Tôi nghĩ rằng trong giai đoạn này, nếu bạn nào thật sự quan tâm đến khối ngành kinh tế, và nghĩ rằng năng lực thật sự của bản thân phù hợp căn cứ trên những nguồn thông tin đầy đủ, chính xác thì nên đi theo định hướng của mình chứ đừng vì kinh tế suy thoái mà đổi sang lĩnh vực khác”.
Bạn Trường An - cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật, người dẫn chương trình cho buổi giao lưu - đã nhận được những tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt từ các bạn học sinh khi nhắn nhủ: “Biết đâu, trong các bạn học sinh ngồi đây lại xuất hiện những nhà kinh tế giỏi khôi phục sự phát triển của nền kinh tế”.
Mạnh dạn chọn ngành yêu thích
Không chỉ băn khoăn của những bạn yêu thích ngành kinh tế của Trường THPT chuyên Tiền Giang, trong bốn chương trình tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT tổ chức tại Đồng Nai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, ban tư vấn lại nhận được câu hỏi về việc có nên theo ngành kinh tế hay không.
Trong chương trình tổ chức tại Gia Lai giữa tháng 1, một học sinh hỏi: “Có phải năm nay ngành kinh tế sẽ giảm chỉ tiêu và không tuyển sinh nữa hay không? Gần đây, ngành tài chính ngân hàng đang suy thoái, vậy theo ngành này có việc làm hay không?”. Tương tự, nhiều bạn khác tại các chương trình cũng bày tỏ “nguy cơ thất nghiệp của ngành kinh tế”.
Chia sẻ với bạn, TS Trần Thế Hoàng - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng trong thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bạn cũng thấy khá nhiều trường ĐH, CĐ mở ngành tài chính, ngân hàng. Việc mở ngành mới tại các trường được Bộ GD-ĐT thẩm định và cho phép. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này trong thời điểm kinh tế toàn cầu suy giảm, dẫn đến cơ hội việc làm không cao như dự báo 5-7 năm trước đó. Đặc biệt, các chuyên ngành ngân hàng, chứng khoán bị ảnh hưởng nhiều.
“Theo tôi, khi nền kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, nhu cầu nhân lực tài chính - ngân hàng vẫn khá cao, đặc biệt là trình độ ĐH và sau ĐH. Nếu thích lĩnh vực này, em có thể chọn đăng ký dự thi. Em lưu ý rằng có thích thú, đam mê mới có thể học tốt, thực hiện được các mục tiêu của mình đặt ra. Cơ hội việc làm sẽ mở rộng với người học nếu tốt nghiệp từ các trường có kinh nghiệm đào tạo, đội ngũ giảng viên trình độ cao, được trang bị các kỹ năng cần thiết phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Trong ngành tài chính - ngân hàng của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, ngoài ngân hàng, chứng khoán còn có các chuyên ngành khác thu hút nhiều sinh viên giỏi đăng ký như tài chính doanh nghiệp, tài chính công, bảo hiểm... Các em hãy mạnh dạn chọn ngành mình yêu thích” - thầy Trần Thế Hoàng nhắn nhủ.
Việc làm phụ thuộc vào năng lực bản thân
Tại chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2013 ở Đồng Nai, một học sinh Trường THPT Long Khánh đặt câu hỏi: “Ban tư vấn có thể cho em cái nhìn tổng quát về ngành tài chính, ngân hàng hiện nay?”. Th.S Lâm Tường Thoại (ĐH Quốc gia TP.HCM) tư vấn: “Tôi muốn cung cấp cho em tổng quát về phía nhu cầu xã hội. Hiện các ngân hàng đang sát nhập. Do đó, tình hình nhu cầu nhân lực tài chính, ngân hàng đang chững lại nhưng không có nghĩa là không tuyển thêm nhân lực của các ngành này. Với những trường đã đào tạo ngành này rồi thì không tăng thêm chỉ tiêu. Do đó, chỉ tiêu ngành này có thể sẽ bằng và ít hơn mọi năm. Tuy nhiên, các em lưu ý, xuất phát từ sự đam mê, hứng thú của mình thì vẫn dự thi. Tôi nhấn mạnh, nếu các em thật sự đam mê thì cố gắng hết sức vì không phải thi vào ngành này là không có việc làm. Có việc làm hay không phụ thuộc vào năng lực bản thân”.
H.B
Theo Tuổi Trẻ Online ngày 24/02/2013.
Theo Tuổi Trẻ Online ngày 24/02/2013.